Khi bạn phải trở lại với công việc cũng là khi bé sẽ phải tạm biệt bầu sữa ấm thơm của mẹ để làm quen với chiếc bình sữa. Để bé tiếp nhận sự thay đổi ấy một cách dễ dàng, bạn nên áp dụng những điều dưới đây: | 10 điều nên biết khi cho bé bú bình Phần1 Khi bạn phải trở lại với công việc cũng là khi bé sẽ phải tạm biệt bầu sữa ấm thơm của mẹ để làm quen với chiếc bình sữa. Để bé tiếp nhận sự thay đổi ấy một cách dễ dàng bạn nên áp dụng những điều dưới đây 1. Bú bình mối liên kết hoàn hảo Tất cả những tiếp xúc va chạm và cọ xát nhẹ nhàng qua xúc giác giữa mẹ và bé đi kèm cả những âm thanh êm ái rì rầm giúp bé gần gũi hơn với mẹ. Vì thế nếu bé không bú sữa mẹ mà bú bình thì không có nghĩa là tình mâu tử nhạt đi. 2. Phải thật bình tĩnh khi bé khóc Nước mắt là vũ khí thường trực của trẻ nhỏ khi đau đớn cáu giận hoặc đói vì thế khi bé khóc trong điều kiện bình thường thì xác suất bé đang đói là cao nhất. Không nên cuống cuồng mà phải thật bình tĩnh đút từ từ cho bé nuốt không dồn gấp dù chiếc miệng xinh xắn kia đang há ra như một chút chim non nôn nóng đợi mẹ mớm mồi. 3. Cho bé một không gian yên tĩnh Với một em bé việc nhận dinh dưỡng chỉ qua một nguồn duy nhất là sữa thì giờ ăn tối là cực kỳ quan trọng. Do đó để bé tập trung vào việc ăn uống thì hãy chọn một không gian không quá sáng và nên thật yên tĩnh để bé không bị sao nhãng. Dĩ nhiên với trường hợp bất khả kháng như ở siêu thị sân bay nhà ga. .thì bạn không thể có được một không gian như mong đợi nhưng nếu ở nhà tốt nhất nên tắt TV và không trả lời điện thoại hoặc trò chuyện quá rôm rả. 4. Vỗ ợ hơi Khi cho bé ăn nếu bé cố ngoi lên và trớ hoặc ợ thì nguyên nhân chính là do ngoài thức ăn bé còn nuốt thêm một lượng không khí nữa. Hãy đặt bé lên vai hoặc để bé ngồi vào lòng gập người bé xuống mà vỗ nhẹ vào lưng như thế lượng khí sẽ được đẩy ra đáng kể và bé sẽ thoải mái hơn. 5. Bé ngừng ăn khi đã no Có 1 nghịch lý như thế này bạn cho bé ăn nhưng chính bé mới biết mình no hay chưa. Cơ thể bé cần một lượng vừa đủ ở thời điểm đó và bạn không nên vì dư thức ăn mà ép bé phải dùng hết. Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ và trẻ sơ sinh càng không phải là một chiếc chai rỗng để bạn nhồi nhét nhiều thứ vào đó trong một lúc. Nếu