Bài giảng Chương 1: Giới thiệu mô hình toán kinh tế. Bài 1: Khái niệm, cấu trúc, phân loại mô hình toán kinh tế. . | Chương 1: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ Bài 1: Khái niệm, cấu trúc, phân loại mô hình toán kinh tế. BỐ CỤC BÀI GIẢNG 1. Khái niệm mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế: 2. Cấu trúc mô hình toán kinh tế: 3. Phân loại mô hình toán kinh tế: 1. Khái niệm mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế: Mô hình kinh tế: - Mô hình của một đối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng; sự hình dung tưởng tượng đối tượng đó bằng ý nghĩ của người nghiên cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt ý đó bằng lời văn, chữ viết, sơ đồ, hình vẽ hoặc một ngôn ngữ chuyên ngành. - Mô hình bao gồm: nội dung của mô hình và hình thức thể hiện nội dung. - Mô hình của đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế gọi là mô hình kinh tế. b. Mô hình toán kinh tế: - Là mô hình kinh tế được trình bày bằng ngôn ngữ toán học. Ví dụ : Giả sử ta muốn nghiên cứu phân tích quá . | Chương 1: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ Bài 1: Khái niệm, cấu trúc, phân loại mô hình toán kinh tế. BỐ CỤC BÀI GIẢNG 1. Khái niệm mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế: 2. Cấu trúc mô hình toán kinh tế: 3. Phân loại mô hình toán kinh tế: 1. Khái niệm mô hình kinh tế và mô hình toán kinh tế: Mô hình kinh tế: - Mô hình của một đối tượng là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng; sự hình dung tưởng tượng đối tượng đó bằng ý nghĩ của người nghiên cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt ý đó bằng lời văn, chữ viết, sơ đồ, hình vẽ hoặc một ngôn ngữ chuyên ngành. - Mô hình bao gồm: nội dung của mô hình và hình thức thể hiện nội dung. - Mô hình của đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế gọi là mô hình kinh tế. b. Mô hình toán kinh tế: - Là mô hình kinh tế được trình bày bằng ngôn ngữ toán học. Ví dụ : Giả sử ta muốn nghiên cứu phân tích quá trình hình thành giá cả của loại hàng hóa A trên thị trường với giả định là các yếu tố khác như điều kiện sản xuất hàng hóa A, thu nhập, sở thích người tiêu dùng đã cho trước và không thay đổi. + Mô hình bằng lời: tại thị trường hàng hóa A người bán và người mua gặp nhau làm xuất hiện mức giá ban đầu. Với mức giá đó lượng hàng hóa người bán muốn bán gọi là mức cung, lượng hàng hóa người mua muốn mua gọi là mức cầu. Nếu cung lớn hơn cầu thì người bán phải giảm giá do đó hình thành mức giá mới thấp hơn. Nếu cầu lớn hơn cung thì người mua sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được hàng do đó mức giá mới cao hơn được hình thành. Với mức giá mới xuất hiện mức cung, cầu mới. Quá trình tiếp diễn đến khi cung bằng cầu. P2 P1 D S Q P + Mô hình bằng hình vẽ: + Mô hình toán kinh tế: Gọi S, D là đường cung, đường cầu tương ứng. Ứng với mức giá P ta có: S = S(p),