Phân vùng kinh tế là một trong những môn học đại cương, là nền tảng kiến thức cho sinh viên học các môn kinh tế đâù tư, kinh tế quôć tê,́ đặc biệt đối với sinh viên chuyên ngành. | Những phân tích về kinh nghiệm quốc tế cho thấy: tăng trưởng kinh tế nhanh hiếm khi cân đối. Các nỗ lực trải rộng sự tăng trưởng một cách vội vàng sẽ khó duy trì được lâu. Nhu cầu phải có các vùng động lực tăng trưởng nhanh ở các VKTTĐ hiện nay được hỗ trợ tích cực bởi khả năng hình thành nó trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập. Khi các đường biên giới kinh tế ngày càng “mỏng đi”, kèm theo các khía cạnh về đổi mới thể chế (như di cư tự do, xóa bỏ hành chính về quản lý nhân hộ khẩu theo kiểu hành chính trước kia), phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các chính sách khuyến khích (trong đó có quan điểm khuyến khích ưu tiên đầu tư cho các “đại gia”), sẽ tạo những dòng chảy lớn về vốn, nguồn nhân lực cũng như các yếu tố khác hướng về các vùng động lực tăng trưởng, làm cho mật độ kinh tế các vùng này ngày càng đậm đặc hơn. Kết quả của sự tập trung kinh tế ở các VKTTĐ, các vùng động lực tăng trưởng sẽ là yếu tố quyết định để chúng ta có thể vượt qua cửa ải quan trọng là: thoát khỏi danh sách các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp một cách vững chắc.