Với tư cách là một thiết chế chính trị - xã hội, một hình thức nhà nước, dân chủ có mối quan hệ hữu cơ với pháp luật, bởi pháp luật là một yếu tố cấu thành của nội dung dân chủ. Nền dân chủ chúng ta đã và đang phấn đấu xây dựng là nền dân chủ triệt để, trong đó nội dung cơ bản nhất là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Mặt khác, dân chủ phải đi liền với kỷ cương, pháp chế. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hoà giữa quyền và trách. | Thực tiễn hơn 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã chứng minh đường lối đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Đảng, sự thể chế hóa kịp thời của Nhà nước về dân chủ ở cơ sở. Ở đơn vị, địa phương nào thực hiện tốt quy chế dân chủ thì ở đơn vị, địa phương đó phát huy được tiềm năng, trí tuệ, sức lực của nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị vững mạnh, ngược lại nếu dân chủ bị vi phạm thì tình hình kinh tế - xã hội kém phát triển, địa phương mất ổn định, hệ thống chính trị yếu kém. Quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng đã giúp chúng ta đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để đề ra phương hướng, cùng với những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của các chủ thể. Các giải pháp nhằm đảm bảo và phát huy dân chủ bao gồm giải pháp giải pháp về nâng cao nhận thức, phát huy vai trò các chủ thể, góp phần đảm bảo về kinh tế và thể chế thành pháp luật quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở gắn việc thực hiện nội dung pháp luật về dân chủ với cải cách hành chính và cải cách tư pháp là giải pháp cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo phát huy dân chủ ở cơ sở theo đúng tinh thần Đại hội Đảng lần thứ VII.