Lu t Doanh nghi p năm 2005 ra đ i đánh d u m t s thay đ ậ ệ ờ ấ ộ ự ổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp. Với việc ban hành Luật Doanh. | Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, Luật quy định áp dụng bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo quy chế cộng dồn phiếu bầu (điểm c khoản 3 điều 104); đó là cơ chế đảm bảo các cổ đông phổ thông luôn có đại diện của mình trong Hội đồng quản trị. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng có những quy định khác biệt so với Luật Doanh nghiệp năm 1999 về việ thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Theo Luật mới, quyết định của Đai hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ một trong các điều kiện: (1)được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy đinh; (2) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, sửa đổi, bổ sung theo Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty, đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả số cổ động dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; (3) Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ưúng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên; (4) Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng quy đinh; (5)Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.