Thi pháp truyện Kiều [1] của Trần Đình Sử là một chuyên luận dày dặn, công phu. Bốn trăm trang sách được chia thành 6 chương, mỗi chương gồm nhiều mục, nhiều tiết, và hầu như chương nào, tiết nào cũng có một cái gì đó mới mẻ khiến người đọc phải chăm chú theo dõi.(Lã Nguyên) | Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử và giới hạn của những cách đọc Thi pháp truyện Kiều 1 của Trần Đình Sử là một chuyên luận dày dặn công phu. Bốn trăm trang sách được chia thành 6 chương mỗi chương gồm nhiều mục nhiều tiết và hầu như chương nào tiết nào cũng có một cái gì đó mới mẻ khiến người đọc phải chăm chú theo dõi. Zữ Nguyên Cái mới của một công trình khoa học không chỉ là ở những nhận xét kết luận giàu sức thuyết phục mà trước hết là ở cách thức ở con đường dẫn tác giả tới những kết luận những nhận xét ấy. Nền tảng mang lại giá trị khoa học cho chuyên luận của Trần Đình Sử là ở cách đọc ở hướng tiếp cận tác phẩm ở phương pháp nghiên cứu ở tư tưởng khoa học định hướng cho việc khám phá đối tượng ở hệ thống khái niệm phạm trù mà ông hoàn thiện để chuyển tải những khám phá phát hiện sắc sảo đích đáng về một thế giới nghệ thuật mà theo ông là kết tinh văn hoá tinh thần của một đất nước phô bày vẻ đẹp của một thứ tiếng biểu hiện tài hoa của một dân tộc . 1. Bài tựa Kim Vân Kiều án của Nguyễn Văn Thắng có đoạn viết Từng nghe Truyện Kim Vân Kiều nôm xưa kia vốn là một bản thực lục nhà Ngũ vân lâu ở Trung Quốc đem khắc in truyền mãi đến nay ai cũng biết. Khi vào nước ta quan Đông các tức Nguyễn Du năm 1806 làm Đông các học LN đã đem diễn ra quốc âm truyền khắp mọi nơi. Ai được nghe truyện cũng như thấy truyện. Không chỉ bậc văn nhân tài tử đọc truyện lòng vui sướng trí thảnh thơi mà ngay đến cả những người ngu phu bỉ phụ truyền miệng nhau đọc cũng thích thú vui vẻ hoa tay múa chân . Ta biết Nguyễn Văn Thắng soạn Kim Vân Kiều án vào năm 1830. Nghĩa là hai trăm năm nay Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành bộ phận không thể tách rời trong đời sống tâm hồn Việt Nam nói chung và đời sống văn học nói riêng. Nhiều người Việt Nam thuộc lòng Truyện Kiều. Người ta kể Kiều tập Kiều đố Kiều lẩy Kiều . Đã có vô số những công trình nghiên cứu dành cho kiệt tác của Nguyễn Du. Không ít người xem việc nghiên cứu Truyện Kiều là sự nghiệp đời mình. Cho nên ngày nay muốn góp