QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU - Phần 2

Kiến trúc thương hiệu Lúc này, nhà quản trị sẽ đóng vai trò như một “nhạc trưởng” thực thụ như một số nhà báo đã ví von. Dàn đồng ca chính là các thương hiệu của công ty. “Nhạc trưởng” cần sắp xếp các “ca sỹ-thương hiệu” vào đúng vị trí, phân công trách nhiệm cho từng “ca sỹ-thương hiệu” và xác lập liên kết giữa họ để tạo ra hiệu quả “phối âm-cộng hưởng” cao nhất. Trong “dàn đồng ca', có những ca sỹ - thương hiệu giữ vai trò chủ đạo, sử dụng trong mọi “tác phẩm”. | QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU Phần 2 c. Kiến trúc thương hiệu Lúc này nhà quản trị sẽ đóng vai trò như một nhạc trưởng thực thụ như một số nhà báo đã ví von. Dàn đồng ca chính là các thương hiệu của công ty. Nhạc trưởng cần sắp xếp các ca sỹ-thương hiệu vào đúng vị trí phân công trách nhiệm cho từng ca sỹ-thương hiệu và xác lập liên kết giữa họ để tạo ra hiệu quả phối âm-cộng hưởng cao nhất. Trong dàn đồng ca có những ca sỹ - thương hiệu giữ vai trò chủ đạo sử dụng trong mọi tác phẩm được công diễn đó thông thường là tên thương mại của chính công ty nhãn hiệu chủ đạo hay các đặc trưng xuyên suốt của chính công ty đó. Có những thương hiệu được dùng cho một dòng sản phẩm và có những thương hiệu chỉ dùng cho mỗi sản phẩm riêng lẻ. Mô hình kim tự tháp sau đây cho thấy hãng xe ôtô FORD danh tiếng đã xây dựng được kiến trúc thương hiệu cho mình thế nào Mỗi thương hiệu trong kiến trúc tổng thể có một vai trò khác nhau và vì thế cần một chiến lược định vị thương hiệu khác nhau. Nếu như với nhãn chủ đạo Ford chiến lược định vị nhấn mạnh uy tín của một hãng xe danh tiếng với cam kết Đồng hành cùng bạn thì với sản phẩm FORD LASER thương hiệu được định vị cho phân đoạn thị trường chủ yếu là giới doanh nhân nên thông điệp đưa ra là Tầm cao mới thành công mới . Ngược lại FORD ESCAPE được định vị với PODs của các khách hàng thích một chút gì đó mạo hiểm phiêu lưu vì thế FORD ESCAPE mang đến cho họ thông điệp Chinh phục mọi thử thách . Với các công ty đa quốc gia kiến trúc thương hiệu là hoạt động tối quan trọng vì thương hiệu của các công ty này không chỉ đơn thuần là thương hiệu chủ đạo hay thương hiệu sản phẩm mà đó còn là thương hiệu toàn cầu thương hiệu khu vực và thương hiệu vùng. Việc xác định kiến trúc thương hiệu không chỉ nhằm làm rõ vai trò của mỗi thương hiệu trong tổng thể chung mà còn là cơ sở để phân công trách nhiệm giữa các nhà quản trị thương hiệu với nhau. Ví dụ sau đây phản ánh kiến trúc thương hiệu toàn cầu của Nestle và sự phân công trách nhiệm quản lý các thương hiệu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.