VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 2 Khi vua Trần Thái Tông viết “giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời”, thì đấy không phải là một lời nói suông buông ra từ cửa miệng một vị sư hay một người trí thức nào đó. Ngược lại, nó xuất phát từ một vị vua, một lãnh tụ quốc gia, tất nhiên nó sẽ được phản ảnh trong chính sách văn hóa giáo dục của chính quyền do vị lãnh tụ ấy đề xuất. Chính sách nhà nước của triều Trần đối. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 2 Khi vua Trần Thái Tông viết giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời thì đấy không phải là một lời nói suông buông ra từ cửa miệng một vị sư hay một người trí thức nào đó. Ngược lại nó xuất phát từ một vị vua một lãnh tụ quốc gia tất nhiên nó sẽ được phản ảnh trong chính sách văn hóa giáo dục của chính quyền do vị lãnh tụ ấy đề xuất. Chính sách nhà nước của triều Trần đối với Nho giáo như thế là một chính sách dùng Nho giáo như một công cụ phục vụ cho lợi ích của Phật giáo. Phải nhận rõ điều này ta mới thấy trong thời đại Lê sơ đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông và trở về sau thường được cho một cách sai lầm là thời kỳ Nho giáo độc tôn tại sao đã có những đề thi đình trong đó có nhiều câu hỏi liên quan đến Phật giáo nhất là Phật giáo Trúc Lâm. Cụ thể là đề thi năm 1502 mà người đỗ đầu là trạng nguyên Lê Ích Mộc 1459 - . Cũng may nhờ sự bảo lưu được những đề thi này ta mới biết chút ít về nội dung học và thi của nền giáo dục Lê sơ và từ đó đánh bạt được những ngoa truyền về Nho giáo độc tôn . Truyền thống giáo dục của Việt Nam từ đó là một nền giáo dục tổng hợp. Học Nho giáo là để phục vụ cho những lợi ích bên ngoài Nho giáo tức lợi ích Phật giáo và dân tộc. Đây là một điểm mà người ta thường không chú ý tới khi viết về lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam. Người ta quên rằng việc dựng nên Văn miếu vào năm 1069-1070 đã do một người Phật tử thực hiện. Và người Phật tử này đồng thời cũng là người thành lập dòng thiền Thảo Đường. Chỉ một việc này thôi cũng cho thấy vua Lý Thánh Tông đã có thái độ như thế nào đối với Nho giáo. Cho nên ngày nay tuy không có một văn bản nào ghi lại quan điểm của vua Lý Thánh Tông ta vẫn có thể chắc chắn chủ trương của vị vua này chính là chủ trương giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời như vua Trần Thái Tông đã phát biểu. Vì thế ta hoàn toàn không có gì ngạc nhiên trước việc vua Trần Nhân Tông đã trao cho Pháp Loa một trăm hộp kinh sử ngoại .