Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Là một kiểu tổ chức kinh tế, kinh tế thị trường vừa là vấn đề của lực lượng sản xuất, vừa là vấn đề của quan hệ sản xuất. Phải đạt đến một trình độ phát triển nhất định, nền sản xuất xã hội mới thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, mới có sản phẩm dư thừa để trao đổi. Cũng phải trong những quan hệ xã hội như thế nào của sản xuất mới nảy sinh cái tất yếu. | Người tiêu dùng có thể lựa chọn những gì phù hợp với khả năng tài chính, thói quen, ý thích của mình và gia đình. Và chỉ sau một thời gian ngắn, các sản phẩm và dịch vụ ấy được hoàn thiện, đưa đến người tiêu dùng bởi các cách thức khuyến mãi, của nhiều loại doanh nghiệp khác nhau. Điều này mười, hai mươi năm trước nằm mơ cũng không có. Ấy là đối với cuộc sống thường ngày. Còn với nền kinh tế quốc gia, cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng và đan xen nhiều hình thức sở hữu của nhiều thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt, tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, trong đó kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế Những kết quả đó góp phần quan trọng vào thành tựu đưa nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện.