"Kính gửi cụ Nguyễn Du"-tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu Tố Hữu, một nhà thơ chiến sĩ, một người thư ký trung thành của thời đại ấy đã cùng hành trình làm cách mạng tiếp cận với thơ ca. Thơ ca đối với ông không ngoài mục đích chính trị, phục vụ cho lí tưởng của Đảng, của cách mạng. Trong nguồn mạch về các đề tài chính trị của Đất nước ấy, Tố Hữu đã tìm về với quá khứ lịch sử của cha ông, một thế hệ hôm nay vọng về thế hệ cha ông xưa để đồng. | Kính gửi cụ Nguyễn Du -tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu Tố Hữu một nhà thơ chiến sĩ một người thư ký trung thành của thời đại ấy đã cùng hành trình làm cách mạng tiếp cận với thơ ca. Thơ ca đối với ông không ngoài mục đích chính trị phục vụ cho lí tưởng của Đảng của cách mạng. Trong nguồn mạch về các đề tài chính trị của Đất nước ấy Tố Hữu đã tìm về với quá khứ lịch sử của cha ông một thế hệ hôm nay vọng về thế hệ cha ông xưa để đồng cảm thấu hiểu để tìm nguồn sinh lực mới cất bước cho cuộc kháng chiến hôm nay. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho đề tài này không thể không kể đến bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du trích trong tập Ra trận . Tháng 11 1965 khi giặc Mĩ bắn phá ác liệt nhà thơ có dịp qua quê hương của Nguyễn Du và nhân kỉ niệm đúng hai trăm năm ngày sinh của Người Tố Hữu xúc động viết lên bài thơ này. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm nhận suy nghĩ và đánh giá của Tố Hữu tiêu biểu cho thế hệ hôm nay nhìn về quá khứ lịch sử của cha ông xưa để từ đó khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ hôm nay của dân tộc. Trong tiếng vọng của tấc lòng tri âm tri kỷ ấy Tố Hữu đã thốt lên Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Hỡi Người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng Người Bài thơ trừ bốn câu thơ đầu và cuối tất cả có năm khổ thơ với ba cặp lục bát tương xứng. Bằng hình thức tập Kiều nhuần nhuyễn sáng tạo ngôn ngữ trong sáng giản dị giàu hình ảnh những so sánh bất ngờ. ấy đã diễn tả thật thành công tấm lòng của một người con cúi mình trước đại thi hào vĩ đại của dân tộc Nguyễn Du một thi hào kỳ tài ấy đã chắp bút lên Truyện Kiều một công trình đồ sộ và có giá trị thật lớn lao góp phần tăng giá trị đạo đức nhận thức vào kho tàng văn học Việt Nam. Cảm khái và ngưỡng mộ trước tài năng ấy kết hợp với một tấm lòng khát vọng tìm về với quá khứ xưa Tố Hữu đã viết Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Tố Hữu đã ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du .