KHI NÀO TA SỬ DỤNG TỔ HỢP ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN DI TRUYỀN?

Toán DT cũng rất đa dạng, trong đó bài tập về Tổ hợp - xác suất là vấn đề rất gần gũi trong thực tế nhưng lại khá trừu tượng. Vậy trong. | KHI NÀO TA SỬ DỤNG TỔ HỢP ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN DT? Toán DT cũng rất đa dạng, trong đó bài tập về Tổ hợp - xác suất là vấn đề rất gần gũi trong thực tế nhưng lại khá trừu tượng. Vậy trong trường hợp nào ta phải sử dụng tổ hợp để tính? Đây là câu hỏi mà đa số các em tự hỏi và chưa có câu trả lời một cách chính xác và hoàn toàn tự tin! Thầy sẽ giúp các em phân biệt một cách rạch ròi 2 trường hợp trên để không phải đắn đo, băn khoăn khi gặp phải nhé! Các em chỉ cần nhớ rằng : Tổ hợp được sử dụng khi vấn đề đang xét có hơn một (từ 2 trở lên) biến cố khác nhau và các biến cố xảy ra có thể có sự thay đổi về trật tự Chẳn hạn: Nếu hỏi đứa thứ nhất trai,thứ hai gái thì không tính tổ hợp vì không thể thay đổi trật tự , nhưng nếu hỏi 1 đứa trai và 1đứa gái thì phải tính tổ hợp vì trật tự trai gái có sự thay đổi A. Trường hợp các biến cố xảy ra theo một trật tự nhất định: 1. Bài tập 1: Một người phụ nữ nhóm máu AB kết hôn với một người đàn ông nhóm máu A, có cha là nhóm máu O Xác suất đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B là bao nhiêu? A. 1/32 B. 1/64 C. 1/16 D. 3/64 P: IAIB x IAIO F1: IAIA , IAIO , IAIB , IBIO (1/2A :1/4AB:1/4B) = (1/)(1/) = 1/64 2. Bài tập 2: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh được 2 người con nêu trên là: A. 3/16. B. 3/64. C. 3/32. D. 1/4. XS trai xoăn = 3/8 XS gái thẳng = 1/ = 1/8 →XS chung theo yêu cầu = 1/ = 3/64 B. Trường hợp các biến cố xảy ra có thể có sự thay đổi về trật tự: 1. Bài tập 1: ở người A-phân biệt được mùi vị> a- ko phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong dó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái ko phân biệt được mùi vị là? cấu trúc DT của Qt: p2AA + 2pqAa +q2aa vợ và chông phân biệt (Bình thường)) sinh con cả phân biệt và không phân biệt mùi vị nên KG Aa x Aa với XS = (2pq /p2+ 2pq)2 Xs sinh trai phân biệt = 3/ = 3/8 Xs sinh gái không phân biệt = 1/ = 1/8 XS bố mẹ đều bình thường sinh 2 trai phân biệt và 1 gái không phân biệt =3/.(2pq /p2+ 2pq)2 = 1,72% 2. Bài tập 2: Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là A. 1/2 B. 1/4 C. 3/8 D. 1/8 1-(1/ + 3/) = 3/8 hoặc (3/4)(1/4)C12 = 3/8 3. Bài tập 3: Ở đậu Hà lan: Trơn trội so với nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F1 đồng loạt trơn. F1 tự thụ phấn được F2; Cho rằng mỗi quả đậu F2 có 4 hạt. Xác suất để bắt gặp qủa đậu có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là bao nhiêu? A. 3/ 16. B. 27/ 64. C. 9/ 16. D. 9/ 256. (3/4)3(1/4)C14 = 27/64 tập 4 : Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1 Tỉ lệ bộ mã có 2A và 1G : A. 5,4% B. 6,4% C. 9,6% D. 12,8% A= 4/10; U = 3/10 ; G = 2/10; X = 1/10 Tỉ lệ bộ mã có 2A và 1G = 4/ = 9,6% CHÚC CÁC EM HỌC TỐT VÀ THÀNH CÔNG TRONG KỲ THI TSĐH! Quảng Nam 19/6/2011 Đoàn Đình Doanh

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.