Phụ nữ tầng lớp trên ngoài khăn vắt thành chóp nhọn trên đầu còn thấy trong áo cánh xẻ ngực là yếm, có thắt lưng trang trí quanh bụng, tiếp đến là váy chui (váy kín). Váy dài trùng tới chân có trang trí, ngoài váy có đệm váy được trang trí phía trước dài hình chữ nhật thả từ dưới thắt lưng trước bụng và sau mông. | TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG Phần 1 Kiểu váy áo phụ nữ Phụ nữ tầng lớp trên ngoài khăn vắt thành chóp nhọn trên đầu còn thấy trong áo cánh xẻ ngực là yếm có thắt lưng trang trí quanh bụng tiếp đến là váy chui váy kín . Váy dài trùng tới chân có trang trí ngoài váy có đệm váy được trang trí phía trước dài hình chữ nhật thả từ dưới thắt lưng trước bụng và sau mông. Hình ảnh này thấy rõ trên pho tượng bằng đồng ở núi Nưa - Thanh Hóa và tượng ở làng Vạc Nghệ An . Kiểu váy có ít nhất hai loại . Váy chui váy kín có đặc điểm hai mép vải được khâu lại thành hình ống. Khi mặc chui qua đầu có phần cạp và thắt lưng. Những pho tượng tìm được ở Đào Thịnh Yên Bái đều mặc váy ngắn đến đầu gối có thể lý giải rằng mặc váy này tiện cho thao tác trong lao động và là của lớp người bình dân. Một số váy ngắn có thêm đệm váy phủ ngoài ở trước bụng và sau lưng có trang trí hình học ở tượng Bảo Vệ Trành Kênh Hà Tây Thanh Hóa nay còn thấy ở váy của người dân tộc Hơ Mông. Váy ngắn chui là loại trang phục phổ biến của người Việt còn được gọi trong dân gian là quần không đáy. Váy ngắn chui vẫn còn được mặc nhiều ở miền Bắc nước ta cho tới giữa thế kỉ XX. Ở vùng Ba Vì Thanh Lũng Quảng Oai những năm 1960 còn nhiều phụ nữ mặc loại vài này. Nội dung ẩn . Váy mở váy quấn có đặc điểm là một hình chữ nhật khi mặc quấn quanh hông rồi giắt mép vải vào cạnh sườn hoặc ở hai đầu vải có dây buộc .