Tham khảo bài viết 'bán đảo a-rập : bản lề của ba châu á , phi , âu_5', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Bán đảo A-rập bản lề của ba châu Á Phi Âu Năm 1936 Ai Cập được Anh hứa cho độc lập nhưng sau Thế chiến Anh mới chịu rút quân đội ra khỏi cõi. Năm 1952 vua Farouk bị truất ngôi năm 1954 Nasser làm Tổng thống của nước Cộng hòa Ai Cập và hai năm sau quốc hữu hóa kênh Suez gạt hết được ảnh hưởng của Anh và của Pháp. Soudan. Trước cũng là đất bảo hộ của Anh nằm ở bờ phía tây Hồng Hải và phía nam Ai Cập. Đất rất rộng hầu hết là sa mạc và đồng cỏ khô cháy. Trồng trọt được ít nhiều nhờ con sông Nil. Dân số khoảng 10 triệu rải rác trên hai bờ sông Nil kinh đô là Khartoum. Có vài mỏ vàng đồng không phong phú sản phẩm nhiều nhất là lạc mè kê chà là ngà voi. Năm 1955 Anh rút về hết trả lại độc lập cho Soudan. Soudan không sáp nhập vào Ai Cập thành một nước Cộng hòa. MIỀN MAGHREB Miền này dân chúng thuộc giống Berbère đồng hóa với Ả Rập tới nay chưa đóng một vai trò quan trọng trong khối Ả Rập nhưng năm 1967 trong chiến tranh Israel - Ả Rập cũng đã tỏ tình đoàn kết với khối nên chúng tôi cũng giới thiệu dưới đây Maghreb thường gọi là Bắc phi gồm ba xứ Tunisi Algeri và Maroc đều nhìn ra Địa Trung Hải quay lưng vào sa mạc Sahara. Tunisi nằm ở phía đông Maghreb diện tích cây số vuông dân số hiện nay khoảng . Thủ đô là Tunis. Phía bắc có nhiều núi khí hậu mát mẻ phía nam có nhiều cánh đồng cỏ. Dân chúng sống nhờ nông lâm súc. Kỹ nghệ chưa phát triển. Algeri ở giữa phía đông giáp Tunisi phía tây giáp Maroc diện tích cây số vuông dân số vào khoảng . Thủ đô là Alger. Có hai dãy núi song song nhau ở phía bắc ngoài ra là cao nguyên nên khí hậu mát mẻ người Pháp qua lập nghiệp rất đông năm 1954 khoảng khai thác xứ đó thành xứ thịnh vượng nhất của Maghreb. Lâm sản khoáng sản phốt phát chì kẽm đồng và nông sản trái cây nho ô liu giúp cho dân chúng có một mức sống tương đối dễ chịu. Maroc có một vị trí rất quan trọng kiểm soát eo biển Gibraltar quay mặt ra Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Địa lý và khí hậu cũng như hai xứ kia kỹ nghệ chưa mở mang