chứng từ kế toán và kiểm kê I. Chứng từ kế toán 1. Khái niệm. Là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành, làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều đ-ợc phản ánh vào chứng từ kế toán. Vì vậy chứng từ kế toán đ-ợc coi là khởi điểm của công tác kế toán và là căn cứ để ghi số liệu vào sổ kế toán. 2. Tác dụng của chứng từ kế toán. -. | CHƯƠNG II CHÚNG TƯ KẾ TOÁN VÀ KIỂM kê I. CHÚNG TỪ KẾ TOÁN 1. Khái niệm. Là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được phản ánh vào chứng từ kế toán. Vì vậy chứng từ kế toán được coi là khởi điểm của công tác kế toán và là căn cứ để ghi số liệu vào sổ kế toán. 2. Tác dụng của chứng từ kế toán. - Chứng từ kế toán là thông tin ban đầu về hoạt động SXKD của đơn vị phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động kinh tế tài chính hàng ngày của lãnh đạo đơn vị. - Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi trong sổ kế toán và thông tin kinh tế. - Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra và xác định trách nhiệm vật chất của các đơn vị bộ phận cá nhân đối với hoạt động kinh tế tài chính ghi trong chứng từ kế toán. Đổng thời chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho việc giải quyết mọi sự tranh chấp khiếu tố về kinh tế tài chính thực hiện kiểm tra kinh tế và kiểm toán nội bộ đơn vị. - Nhờ có chứng từ kế toán mà giám đốc chặt chẽ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước trong và sau quá trình SXKD. Từ đó nắm bắt được sự biến động về tài sản nguổn vốn kinh doanh trong đơn vị. 3. Tính pháp lý của chứng từ kế toán. Để phát huy đầy đủ tác dụng của chứng từ kế toán chứng từ kế toán phải đảm bảo tính pháp lý - Tính hợp pháp thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán không vi phạm chính sách chế độ thể lệ kinh tế tài chính của Nhà nước đã ban hành. - Tính hợp lý thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị và mang lại lợi ích cho đơn vị. - Tính hợp lệ thể hiện chứng từ kế toán được ghi chép rõ ràng đầy đủ các yếu tố của chứng từ và có đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm giám sát nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó. 4. Phân loại chứng từ. Xuất phát từ tài sản của đơn vị gổm nhiều loại nên nội dung kinh tế của chứng từ cũng có nhiều loại khác nhau. Để hiểu rõ mỗi .