Ngày 24/12/2008, tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, chương trình KX01/06-10: “Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020” và Trường Đại học Kinh tế đã phối hợp tổ chức hội thảo bàn tròn “Đánh giá tình kinh tế Việt Nam 2008 và triển vọng 2009”. Tại hội thảo nhiều ý kiến phong phú được đưa ra trao đổi và bàn thảo trên tinh thần khoa học. Hội thảo đã đưa ra nhiều phân tích sắc bén về tình hình kinh tế Việt Nam. Có thể lưu ý một số kết. | T ạp chí Khoa học ĐHQGHN Kinh tế và Kinh doanh 25 2009 122-131 Hội thảo bàn tròn Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 2008 và quan điểm phát triển 2009 TS. Lê Ái Lâm Tường thuật Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 176 Thái Hà Đống Đa Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 27 tháng 5 năm 2009 Tóm tắt. Ngày 24 12 2008 tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN chương trình KX01 06-10 Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020 và Trường Đại học Kinh tế đã phối hợp tổ chức hội thảo bàn tròn Đánh giá tình kinh tế Việt Nam 2008 và triển vọng 2009 . Tại hội thảo nhiều ý kiến phong phú được đưa ra trao đổi và bàn thảo trên tinh thần khoa học. Hội thảo đã đưa ra nhiều phân tích sắc bén về tình hình kinh tế Việt Nam. Có thể lưu ý một số kết luận chính của hội thảo i Kinh tế thế giới năm 2008 rơi vào khủng hoảng và năm 2009 vẫn khó khăn chưa xác định được đáy của khủng hoảng ii Việt Nam bị tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới do độ mở cửa cao iii Tuy vậy không thể đổ lỗi hoàn toàn cho tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới Việt Nam có vấn đề trong mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế iv Để tránh bị rơi vào khủng hoảng Việt Nam cần có chính sách kích thích tăng trưởng ngắn hạn kết hợp với cải tổ cơ cấu. Cụ thể gói kích cầu phải chọn được các điểm khởi đầu có hiệu ứng lan toả cao. Đồng thời Việt nam cần giữ vững định hướng kinh tế thị trường mà nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã chọn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra từ nửa cuối năm 2008 đang gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế thực đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Nền kinh tế toàn cầu trong năm 2009 sẽ đi về đâu và khả năng phục hồi của nền kinh tế này sẽ như thế nào vẫn đang tiếp tục là những câu hỏi lớn đối với các nhà kinh tế và hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi với độ mở cửa khá cao Việt Nam chịu những tác động mạnh mẽ từ bên ngoài khi cầu về hàng hóa nội địa