Xây dựng và thực hiện có hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. | Chính sách tài chính mở rộng có tác dụng mạnh hơn trong trường hợp thiểu phát khi thực hiện tăng chi tiêu của chính phủ và giảm thuế. Mặt khác tự bản thân chính sách tài chính đã có sẵn các nhân tố tự ổn định như các chương trình trợ cấp xã hội, hệ thống thuế thu nhập luỹ tiến( tự động điều tiết thu nhập khả dung: hạn chế bớt khi kinh tế tăng trưởng cao và tăng lên khi kinh tế trì trệ). Tuy nhiên, chính sách tài chính mở rộng trong nhiều trường hợp tỏ ra không có hiệu quả. Việc tăng chi tiêu của chính phủ tập chung chủ yếu vào hai lĩnh vực cơ bản là chi tiêu dùng và chi đầu tư phát triển. Trong khi chi cho tiêu dùng của chính phủ không có tác dụng nhiều đối với sự gia tăng của sản lượng tiềm năng thì chi cho các dự án đầu tư thường bị chậm trễ. Do việc thực hiện các dự án đầu tư phải mất thời gian tương đối dài cho các công việc có liên quan như xây dung dự án, chuẩn bị mặt bằng, thi công nên khi kinh tế suy thoái chi tiêu cho các công trình này tăng chậm, đến khi các công trình xây dựng xong có thể kinh tế đã vượt qua suy thoái. Sự chi tiêu như vậy có thể làm cho chính sách tài chính trở thành một nhân tố làm trầm trọng thêm chứ không phải là một nhân tố ổn định chu kỳ kinh tế. Mặc dù giảm thuế là một biện pháp để kích thích chi tiêu, chống thiểu phát, nhưng trên thực tế những quyết định giảm thuế của chính phủ thường được đưa ra sau thời gian dài thảo luận và phê duyệt nên ít có tác dụng ngăn chặn tình trạng thiểu phát.