Re gừng (Cinnamomum obtusifolium A. Chev.) là loài cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 mét, đường kính ngang ngực đạt tới hàng mét khi mọc trong rừng kín, ẩm, thường xanh. Re gừng phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái, nhưng phân bố phổ biến ở độ cao từ 200 mét trở lên với khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa, có lượng mưa bình quân từ 800 đến 2500 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 20-220C. Hiện nay, cây re gừng đang được gây trồng để lấy gỗ trong các vườn rừng. | Bệnh khô đầu lá cây re gừng Ilìé bám ịíippressơì ì tí mi TS. Phạm Quang Thu Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam 1. Mở đầu Re gừng Cinnamomum obtusifolium A. Chev. là loài cây gỗ lớn chiều cao có thể đạt tới 30 mét đường kính ngang ngực đạt tới hàng mét khi mọc trong rừng kín ẩm thường xanh. Re gừng phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái nhưng phân bố phổ biến ở độ cao từ 200 mét trở lên với khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa có lượng mưa bình quân từ 800 đến 2500 mm năm nhiệt độ bình quân năm 20-220C. Hiện nay cây re gừng đang được gây trồng để lấy gỗ trong các vườn rừng ở nhiều địa phương trong cả nước hoặc trồng rừng phòng hộ. Loài cây này cũng được trồng trong các mô hình làm giàu rừng theo đám theo rạch như các mô hình ở Kon Hà Nừng Gia Lai và Cầu Hai Phú Thọ . Re gừng cũng có thể trồng được trên đất sau nương rẫy họăc luân kỳ hai sau khai thác rừng trồng các loài keo mỡ bạch đàn và bồ đề. Khi cây còn nhỏ chịu bóng nhẹ tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh bình quân đạt 1cm năm về đường kính và 0 8-1 0 m năm về chiều cao Nguyễn Bá Chất 2002 . Hiện nay re gừng là một trong những loài cây được chọn để trồng ở nhiều địa phương. Qua việc điều tra bệnh hại của cây re gừng trên các mô hình rừng trồng và ở vườn ươm bước đầu đã phát hiện được bệnh khô đầu lá do nấm gây hại. Tỷ lệ bị bệnh ở rừng trồng tương đối cao hầu như tất cả các cây đều có lá bị bệnh nhưng xét về mức độ bị bệnh thì còn rất nhẹ lá bị nhiễm bệnh chủ yếu là các lá ở tầng dưới của tán cây. Qua nghiên cứu triệu chứng và đặc điểm của quá trình phát sinh phát triển của bệnh bệnh khô đầu lá cây re gừng được xác định do một loài nấm thuộc chi nấm Colletotrichum gây nên. Chi nấm này theo Brian C. Sutton 1980 có 22 loài gây hại cho nhiều loài thực vật và mỗi một loài có phạm vi cây chủ rất rộng. Để có cơ sở quản lý bệnh dịch có hiệu quả cần xác định chính xác loài nấm gây bệnh quá trình xâm nhiễm trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp phòng trừ góp phần bảo vệ phát triển và gây trồng thành công loài cây gỗ bản địa có giá