Vi sinh vật nội sinh là những vi sinh vật sống trong mô tế bào của cây chủ, không gây bệnh cho cây và thiết lập mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Các vi sinh vật nội sinh này thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây chủ vì đã tạo ra một hàng rào kiểm soát sinh học bằng việc tiêu diệt trực tiếp các mầm bệnh đã xâm nhiễm vào cây chủ. Cây chủ không bị bệnh hoặc bị bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình phân lập được vi khuẩn nội sinh kháng nấm gây bệnh trong khi. | TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CẢM ỨNG CHO CÂY KEO LAI BẰNG SỬ DỤNG VI KHUẨN NỘI SINH Vũ Văn Định Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Lào Cai TÓM TẮT Vi sinh vật nội sinh là những vi sinh vật sống trong mô tế bào của cây chủ không gây bệnh cho cây và thiết lập mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Các vi sinh vật nội sinh này thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây chủ vì đã tạo ra một hàng rào kiểm soát sinh học bằng việc tiêu diệt trực tiếp các mầm bệnh đã xâm nhiễm vào cây chủ. Cây chủ không bị bệnh hoặc bị bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình phân lập được vi khuẩn nội sinh kháng nấm gây bệnh trong khi đó cây bị bệnh ở mức độ nặng rất nặng hoàn toàn không có vi khuẩn nội sinh kháng nấm gây bệnh và sự khác biệt này còn thể hiện về mật độ tế bào hữu hiệu của vi khuẩn trên các cây chủ có mức độ bị bệnh khác nhau. Cây khoẻ không bị bệnh có mật độ vi khuẩn cao hơn cây bị bệnh. Chủng vi khuẩn B03 có hiệu lực cao nhiễm cho cây Keo lai ở giai đoạn 2 tháng tuổi với liều lượng 15ml cây mật độ là 1x105 CFU ml cây con có khả năng kháng bệnh đối với nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại và sinh trưởng nhanh hơn so với đối chứng. Từ khóa Kháng bệnh cảm ứng Keo lai Vi sinh vật nội sinh MỞ ĐẦU Các loài keo sinh trưởng nhanh chu kỳ kinh doanh ngắn có thể dùng làm gỗ củi làm giấy làm đồ xây dựng đồ gỗ và đồ mỹ nghệ. Ngoài ra keo là loài cây có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong khí quyển rất cao Chanway 1996 . Các loài keo có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn đến vùng núi thấp dưới 400m. Theo thống kê đến tháng 12 năm 2006 diện tích rừng trồng cả nước ta là trong đó diện tích rừng trồng các loài keo chiếm tỷ lệ lớn. Trước sự gia tăng nhanh về mặt diện tích các rừng trồng keo đã xuất hiện nhiều bệnh gây khó khăn không nhỏ cho một số địa phương trong cả nước. Năm 2007 có khoảng 900ha rừng Keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân thối vỏ và dẫn đến khô ngọn với tỷ lệ bị bệnh khác nhau ở các địa phương. Tỷ lệ