Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có nền văn hóa lớn, đặc biệt là thơ ca phát triển từ rất sớm, với hai tác giả tiêu biểu là Lý Bạch và Basho cùng với hai thể thơ tứ tuyệt và thơ Haiku là đỉnh cao của thi ca nhân loại. Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là thành quả rực rỡ của một thời đại văn chương có một không hai không chỉ với Trung Hoa mà với toàn thế giới. Còn thơ haiku cũng được xem là viên ngọc quý của. | Lý Bạch tả cảnh ông đi chơi hồ Bình Thiên vào đêm trăng sáng, ánh trăng phản chiếu trên mặt nước phẳng lặng khiến cả vùng hồ như tấm lụa trải rộng mênh mông. Có điều ông không tả hồ, cũng không tả trăng, chỉ phác một liên tưởng về tấm lụa cho thấy trăng nước hoà làm một, lại toát lên cái "thần" yên ả, thanh bình của cả một vùng trời nước. "Bình Thiên" là tên hồ, cũng có nghĩa "cõi trời yên bình". Câu thơ vừa nói được địa điểm thật của khung cảnh, song đồng thời lại nhấn thêm một tầng đồng nhất nữa : đất này là cõi trời (địa- tức-thiên). Trên cái nền trăng - nước, đất - trời tương hội đó, con người cũng lâng lâng giữa hai cảm giác tiên - tục. "Cưỡi vầng trăng sáng" - tưởng Lý Bạch đã thành tiên, song từ "nại hà" ("sao có thể") cho thấy ông chỉ là người thường mơ được thành tiên. Lên cõi trời không được, ông trở về "ngắm hoa trên thuyền rượu" - nhưng giữa trần gian, tao nhã với trăng - nước - rượu - hoa, ông lại xuất hiện như một vị tiên thoát tục. Đọc bài thơ, thấy ông tả tất cả, mà dường như cũng không tả gì. Không thể hình dung dáng hồ, cỏ cây hoa lá, biết là có người, nhưng cũng không rõ con người ấy cụ thể ra sao. Cái được miêu tả ở đây không phải là bản thân cảnh hay người mà chính là thần thái của nó. Toàn bài thơ toát lên ý tưởng về sự giao hòa thanh thản, thần tiên giữa trời - nước, cảnh - người.