Tham khảo tài liệu quan sát các hành tinh tháng 11 , tài liệu phổ thông, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Quan sát các hành tinh tháng 11 Tác giả: NhamAnhTuan 02/11/2007 Tháng mười một này, trời đã về đông nên chúng ta dễ được trở về với bầu trời đông quen thuộc của mình, với thời tiết mùa đông tối nay và ít may hơn mùa hè chúng ta có thể quan sát dễ dang các chòm sao đã được hướng dẫn như ở "Quan sát bầu trời mùa đông" Về các hành tinh Tháng 11 này là thời điểm rất tốt quan sát các hành tinh và chúng ta có thể nhìn thấy Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. Các hành tinh này có thể quan sát được trong tất cả các đêm trong tháng nếu được thời tiết ủng hộ. Thủy tinh do quá gần Mặt Trời nên chúng ta gần như không thể quan sát được nó. Kim tinh: Kim tinh được gọi là ngôi sao của bình minh trong tháng này. Hành tinh này luôn luôn mọc trước Mặt Trời khoảng từ 3-4 tiếng. Nó mọc tại vị trí của chòm Virgo thay cho chòm Leo trong tháng trước. Cấp sao của Kim tinh khá ổn định từ -4,2 đến -4,4. Thật là quá tuyệt vời cho những nhà thiên văn nghiệp dư vì chỉ cần 1 kính thiên văn cỡ nhỏ là chúng ta có thể quan sát được tương đối rõ Kim tinh rồi ! Hỏa Tinh: Hỏa tinh vẫn giữ nguyên vị trí của mình trong tháng trước tại chòm Gemini và có cấp sao trung bình từ -0,6 đến -1,3. Nếu muốn được chiêm ngưỡng hành tinh đỏ. Bạn hãy chịu khó dậy sớm một chút và nhìn về phía Tây Nam trước khi Mặt Trời mọc khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, hành tinh đỏ sẽ chờ đợi bạn đấy. Mộc Tinh: Mộc tinh là hành tinh duy nhất trong tháng này chỉ quan sát được vào lúc hoàng hôn. Nếu kiên nhẫn chờ đợi khỏang nửa tiếng sau khi Mặt Trời đã lặn tại phía Tây Nam thì bạn sẽ nhìn thấy được Mộc tinh hơi mờ mờ phía chân trời. Nhưng khi về cuối tháng hành tinh này sẽ rõ hơn nhiều với cấp sao -1,9 tương đối thuận lợi cho những bạn ở thành phố vì cấp sao này hòan tòan có thể nhìn thấy được Thổ tinh: Thổ tinh mọc tương đối muộn như Hỏa tinh nên các bạn có thể nhìn thấy hành tinh đeo khuyên này trước khi Mặt Trời mọc khỏang hơn 1 giờ đồng hồ ở phía Tây Nam. Tuy nhiên nó khá mờ vì chỉ có cấp sao là 0,6 nhưng nếu tinh mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy nó Các hiện tượng thiên văn đáng chú ý khác: _Mưa sao băng Leonids từ ngày 17 đến ngày 19/11 _Mưa sao băng Taurid vào ngày 4/11