Những biện pháp trước mắt: là những biện phát được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp này được áp dụng khi nên kinh tế lâm vào tình tr ng l m phát siêu mã. | Môn: Lý thuyết Tài chính ******************* Họ tên SV: Vũ Kim Ngọc Mã SV: 0807502 Lớp: Vận tải kinh tế đường sắt K49 ******************* Các biện pháp kiềm chế lạm phát I. Những biện pháp trước mắt: là những biện phát được áp dụng với mục tiêu giảm tức thời “cơn sốt lạm phát”, trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Các biện pháp này được áp dụng khi nên kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát siêu mã. - Do “lạm phát là sự tràn đầy các kênh lưu thông những tờ giấy bạc thừa, gây nên sự mất giá của đồng tiền ” nên các biện pháp Chính phủ các nước áp dụng là giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như: ngừng phát hành tiền lưu thông (biện pháp này còn gọi là đóng băng tiền tệ). Tỷ lệ lạm phát cao, ngay lập tức ngân hàng TW phải dung các biện pháp để đưa đến tăng cung ứng tièn tệ như:: + Ngừng thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng. Đó là khi Ngân hàng Nhà nước tăng mức lãi suất chiết khấu lên khiến lãi suất chiết khấu của các Ngân hàng Thương mại tăng theo, từ đó giá các khoản vay tăng, khả năng cho vay của ngân hàng giảm nên lượng tiền lưu thông vì đó cũng giảm. + Ngừng việc mua vào đối với chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Đồng thời cũng ngừng việc mua trái phiếu, tín phiếu để lượng tiền lưu thông giảm. + Không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước. Áp dụng các biện pháp làm giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế như: + Ngân hàng TW bán ra các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiến tệ để thu hút lại dòng tiền thừa đang lưu thông + Bán ngoại tệ và vay. + Phát hành các công cụ nợ của Chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế bù đắp bội chi cho nhân sách Nhà nước. + Tăng lãi suất tiền tiết kiệm dân cư, khuyến khích nhân dân gửi tiết kiệm. Nhìn chung các biện pháp này có hiệu quá vì trong thời gian ngắn có thể giảm bớt được 1 khối lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế quốc dân, do đó giảm được sức ép lên giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường - Thi hành chính sách “tài chính thắt chặt” như: + Tạm hõan các khoản chi chưa cần thiết trong nền kinh tế. + Cân đối lại ngân sách và cắt giảm các chi tiêu đến mức có thể chấp nhận được. - Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào. - Đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài. - Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm phát lên quá cao mà các biện pháp trên chưa mang lại hiệu quả. II. Những biện pháp chiến lược: là những biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tổng hợp các biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế lâu dài cho đất nước, làm cơ sở cho sự ổn định của tiền tệ một cách bền vững. - Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa. Có thể nói đây là biện pháp chiến lược hàng đầu nhằm hạn chế lạm phát, duy trì sự ổn định tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân. - Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này là đã giảm chi tiêu thường xuyên cho ngân sách Nhà nước thông qua việc giảm bội chi. - Tăng cường công tác quản lý điều hành ngân sách Nhà nước trên cơ sở tăng các khoản thu cho ngân sách một cách hợp lý, chống thất thu đặc biệt là thất thu thuế, nâng cao hiệu quả của các khoản chi của ngân sách nhà nước - Thông tin đầy đủ cho nhân dân về giá cả và chất lượng hàng hóa, công bố các biện pháp tác động của ngân hàng và Chính phủ.