Qua bài học Vẽ tranh: Đề tài tự chọn GV giúp HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích. Qua đó, học sinh biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh. | TUẦN 23: Giáo án Mỹ thuật 5 BÀI 23: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Học sinh nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn - Tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích - Quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV - Tranh của các hoạ sĩ và HS về những đề tài khác nhau - Hình gợi ý cách vẽ. 2- Học sinh: - SGK - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên có thể miêu tả đôi nét về vẻ đẹp của phong cảnh, con người, những đồ vật quen thuộc . để lôi cuốn học sinh vào nội dung bài học. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm chọn nội dung đề tài: - Giáo viên cho học sinh xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu: + Các bức tranh đó vẽ về những đề tài gì? + Tranh tranh có những hình ảnh nào? - Giáo viên cho học sinh lựa chọn những tranh cùng đề tài để các em thấy rõ sự phong phú về cách chọn nội dung ở mỗi đề tài: Ví dụ: + Ở đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ các hoạt động như nhảy dây, đá cầu, thả diều . + Ở đề tài Nhà trường có thể vẽ phong cảnh trường em, giờ học trên lớp, giờ ra chơi ở sân trường, chăm sóc vườn trường, vệ sinh trường lớp . - Ở đề tài Cảnh đẹp quê hương có thể vẽ về phong cảnh miền núi, miền biển, nông thôn, thành phố . - Giáo viên kết luận: Đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh - Giáo viên có thể gợi ý một số đề tài cụ thể để học sinh tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp. - Học sinh tự chọn đề tài và tìm các hình ảnh chính, phụ cho tranh. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: Giáo viên gợi ý học sinh vẽ tranh: - Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh - Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn. - Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi học sinh Lưu ý: Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú hấp dẫn. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ một bức tranh theo ý thích. - Giáo viên quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những học sinh chưa chọn được nội dung đề tài. - Giáo viên nhắc học sinh nên vẽ hình to, rõ ràng. Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý học sinh tìm hình ảnh chính, phụ và những chi tiết phù hợp để bài vẽ thêm sinh động. - Động viên, khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp . để tạo không khí thi đua học tập trong lớp. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét đánh giá về: + Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh + Cách thể hiện: Sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu. - Giáo viên khen ngợi những em hoàn thành tốt bài vẽ và nhắc nhở, động viên những em chưa vẽ xong cố gắng hơn ở những bài học sau. * Dặn dò: - Về nhà quan sát ấm tích và cái bát . - Các nhóm phân công chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau (ấm tích, ấm pha trà, bát, chén . nếu có điều kiện).