Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học. | Câu cá mùa thu (Thu điếu) NGUYỄN KHUYẾN Ngữ Văn 11 I-TÌM HIỂU CHUNG GỈA SỰ NGHIỆP Tác giả: -Nguyễn Khuyến(1835-1909) là một trí thức dân tộc giàu tài năng. -Cuộc sống thanh bạch, đôn hậu, có khí tiết. -Ông có tấm lòng yêu nước thương dân và kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp. Tóm tắt vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến? NGUYỄN KHUYẾN (1835-1909) I-TÌM HIỂU CHUNG 1-Tác giả và sự nghiệp. Sáng tác: -Tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm còn khoảng 800 bài. -Đóng góp nổi bật: Thơ làng quê và thơ trào phúng Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến? I-TÌM HIỂU CHUNG 1-Tác giả và sự nghiệp 2-Văn bản. Vị trí: -“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đề tài: -Viết về mùa thu, một đề tài quen thuộc trong thơ ca phương Đông. Vị trí, đề tài, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? I-TÌM HIỂU CHUNG 1-Tác giả và sự nghiệp 2-Văn bản. Hoàn cảnh sáng tác: -Bài thơ có thể được Nguyễn Khuyến sáng tác sau khi về ở ẩn tại quê nhà. Cảnh thu ở làng quê Cảnh thu ở làng quê II-ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1-Cảnh thu. Điểm nhìn: Ao thu lạnh lẽo Cảnh mùa thu: -Sóng biếc gợn rất nhẹ. -Một chiếc lá vàng rụng theo gió. -Trời thu xanh ngắt, mây lơ lửng. -Ngõ tre, ngõ trúc vắng vẻ. Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? (câu hỏi 1- SGK) II-ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1-Cảnh thu. Cách miêu tả: Màu sắc hài hòa -Gió thổi nhẹ. Âm thanh: tĩnh lặng -Sóng hơi gợn. -Lá khẽ đưa vèo -Khách vắng teo. Cách miêu tả cảnh thu của Nguyễn Khuyến? Sóng xanh Tre xanh Trời xanh Lá vàng II-ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1-Cảnh thu. - Vần “eo” được sử dụng nhiều. -Tác dụng nghệ thuật: Gây ấn tượng tĩnh lặng của cảnh vật trước không gian và thời gian. Cảnh vật: trong trẻo, lạnh lẽo, tĩnh lặng, gợi nỗi niềm sâu kín của nhân vật trữ tình. Trả lời câu hỏi 4 - SGK ? II-ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 2-Tình thu. Hình ảnh thi nhân ngồi câu cá: “tựa gối buông cần”: tư thế nhàn hạ. “lâu chẳng được”: kiên nhẫn, chờ đợi, bâng khuâng. “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”: sự bừng tỉnh, mơ hồ. Nghệ thuật: lấy “động” tả “tĩnh”. Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng gì của tác giả? II-ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 2-Tình thu. -Tâm trạng: cô đơn, buồn vắng, ưu tư (một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trân trọng). -Câu cá chỉ là cái cớ để thi nhân đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. III-TỔNG KẾT NỘI DUNG NGHỆ THUẬT -Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. -Sử dụng phương pháp đối hoàn chỉnh. -Bút pháp tả cảnh ngụ tình sâu lắng. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ ? -Cảnh mùa thu ở làng quê sinh động, chân thực. -Tấm lòng thiết tha, gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1:Sắc màu chủ đạo của mùa thu trong bài “Câu cá mùa thu” là gì? A-Sắc vàng. B-Sắc xanh. C-Sắc trắng. D-Không màu. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 2: Mùa thu trong bài “Câu cá mùa thu”của Nguyễn Khuyến được miêu tả qua những hình ảnh nào? A-Ao thu, lá vàng, trời xanh. B-Sóng biếc, tầng mây, ngõ trúc. C-Ao thu, nước thu, cây thu, trời thu. D-Ao thu, thuyền câu, lá vàng, ngõ trúc. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 3: Hai câu thơ cuối diễn tả tâm trạng gì của Nguyễn Khuyến ? A-Buồn bã, chán nản. B-Hờ hững, buông xuôi. C-Ưu tư, chờ đợi. D-Vui, tự do tự tại.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
373    68    1    28-04-2024
366    61    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.