Bài tiểu luận: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tư tưởng phân chia quyền lực đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử các học thuyết chính trị, pháp lý thế giới. Nhưng ngày nay, trước những đòi hỏi phải cải cách lại bộ máy nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, việc xem xét lại vị trí, vai trò của tư tưởng phân quyền đã trở thành một yêu cầu bức thiết. Tham khảo nội dung bài tiểu luận "Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. | Theo quy chế hiện nay, tỉ lệ đại biểu trúng cử trên số ứng cử viên thường là trên 50% (thường là 2/3 hoặc 3/5). Tỉ lệ này là quá cao. So với lần Tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên ( 01/01/1946 ), ở Thủ đô Hà Nội có những đơn vị bầu cử đạt tỉ lệ này là 2/11. Tỉ lệ này càng cao càng chứng tỏ cử tri có ít cơ hội lựa chọn, và sự lựa chọn nhiều khi cũng không phản ánh đúng ý chí của người dân. Nếu một đơn vị bầu cử có 5 ứng cử viên để chọn ra 3 đại biểu, mà cả 5 ứng cử viên đều có năng lực, phẩm chất khá đồng đều sẽ gây khó khăn cho việc lựa chọn của cử tri, lại khiến tỉ lệ phiếu bầu trúng cử khó có thể đạt đa số tuyệt đối. Để giải quyết vấn đề này nên tiến hành phân chia các đơn vị bầu cử theo số lượng cử tri, mỗi đơn vị chỉ chọn ra một đại biểu duy nhất, nếu không có ứng cử viên nào giành đa số phiếu tuyệt đối thì tiến hành bầu cử vòng hai với hai ứng viên có số phiếu cao nhất ở vòng một. Cách thức bầu cử này được tiến hành ở hầu khắp các nước trên thế giới. Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội là: đại biểu trúng cử luôn luôn với đa số phiếu tuyệt đối; nhân dân được tự mình lựa chọn đại biểu từ các ứng viên mà không cần thông qua Hội nghị hiệp thương, tăng cường tính dân chủ; không cần tổ chức ba lần Hội nghị hiệp thương ở khắp các cấp hành chính, khắp các đơn vị bầu cử, tiết kiệm một khoản chi cho ngân sách nhà nước; đại biểu được bầu ra là duy nhất trên một đơn vị bầu cử, giúp cử tri dễ dàng giám sát hoạt động của đại biểu, đảm bảo sự chịu trách nhiệm trước cử tri của đại biểu.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
427    239    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.