Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tương quan bồi tụ - xói lở bờ biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy

Mục tiêu của luận văn: Xác định cơ chế và xu thế bồi tụ - xói lở, xác định nguyên nhân bồi tụ, xói lở bờ biển tại khu vực nghiên cứu; đề xuất các giải pháp để giảm thiểu xói lở, quản lý quỹ đất trong khu vực nghiên cứu. | Nội dung thể hiện trên bản đồ địa mạo thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc - hình thái gồm các yếu tố: kiểu nguồn gốc - hình thái địa hình (đối tượng chính), dạng địa hình (phân loại theo nguồn gốc), tuổi địa hình, một số yếu tố khác, với nền bản đồ địa hình đã được giản lược. Một số kinh nghiệm có thể rút ra như sau: Cấu trúc chú giải sắp xếp thành 4 phần như đã trình bày ở trên là tương đối hợp lý, phản ánh được đầy đủ các thông tin và khá đơn giản. Số lượng các đơn vị họa đồ - các “kiểu nguồn gốc - hình thái địa hình” không nên nhiều, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tải dễ dàng nội dung tới độc giả. Để cho bản đồ dễ đọc, việc thể hiện nội dung bản đồ không dùng quá hai lớp thông tin: lớp màu nền và lớp các ký hiệu chồng lên. Màu nền để diễn đạt nội dung chính - kiểu nguồn gốc - hình thái địa hình; các ký hiệu để mô tả các dạng địa hình, tuổi và các yếu tố khác. Việc xác định nội dung của các “kiểu nguồn gốc - hình thái địa hình” và phân loại chúng cần dựa vào tổng hợp các tài liệu về địa chất, tân kiến tạo, địa mạo khu vực, với việc quan tâm đầy đủ tới các nhân tố tạo địa hình nguồn gốc nội và ngoại sinh.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    79    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.