Phong cách cai trị vô vi của Lão Tử và một số gợi ý đắc dụng

Tư tưởng vô vi nhi trị là một trong những tư tưởng chính trị đặc sắc của Lão Tử. Mặc dù bị coi là tư tưởng chính trị dị đời, nhưng phong cách trị nước kiểu vô vi cũng hấp dẫn khá nhiều chính trị gia quá khứ và hiện tại trong cuộc sống. Mời các bạn cùng tìm hiểu những tư tưởng này qua nội dung bài viết. | Phong cách cai trị vô vi của Lão Tử và một số gợi ý đắc dụng Cung Thị Ngọc(*) Tóm tắt: Tư tưởng vô vi nhi trị là một trong những tư tưởng chính trị đặc sắc của Lão Tử. Mặc dù bị coi là tư tưởng chính trị dị đời, nhưng phong cách trị nước kiểu vô vi cũng hấp dẫn khá nhiều chính trị gia quá khứ và hiện tại trong cuộc sống. Họ tìm về vô vi của Lão Tử như tìm một khoảng tĩnh lặng tâm thức, một sự hư vô tinh thần tạm thời, một mảng đối lập với cuộc sống chính trị đầy thách thức để xoa dịu tâm hồn, để thanh lọc cám dỗ. Với nhân loại hiện đại, cách trị nước vô vi còn mang nhiều gợi ý bổ ích, thiết thực để sống hòa hợp với tự nhiên, thoát khỏi khủng hoảng hiện tại. Từ khóa: Tư tưởng vô vi, Tư tưởng chính trị, Lão Tử, Tư tưởng hữu vi Lão Tử sinh ra vào giữa thời Xuân Thu khoảng thế kỷ thứ VI TCN cùng thời với Khổng Tử (551-479 TCN). Ông là người sáng lập học thuyết Đạo gia của Trung Quốc cổ đại. Tư tưởng của Lão Tử được lưu lại trong chữ của tác phẩm Lão Tử - Đạo Đức Kinh. Với chữ ấy, Lão Tử đã để lại cho nhân loại nhiều thông điệp tư tưởng mang ẩn ý sâu xa. Bài viết góp phần làm sáng tỏ những sắc thái của phong cách cai trị vô vi và chỉ ra một số gợi ý từ đó đối với nhân loại hiện nay. (*) 1. Cơ sở của phong cách cai trị vô vi Quan niệm vô vi nhi trị được Lão Tử đề xuất trên cơ sở những nhận định của Lão Tử về thế cuộc đương thời và về bản chất tự nhiên của con người. (*) TS. Triết học; Giảng viên Triết học, Học viện Chính trị Khu vực I, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Email: ngoccung@ Xã hội Trung Quốc thời đại Lão Tử sống là xã hội tao loạn đầy những biến động dữ dội: loạn lạc, ly tán, chiến tranh triền miên Khổng Tử gọi là đại loạn. Mọi chuẩn tắc, giá trị xã hội bị thay đổi, đảo lộn trong guồng quay của âm mưu đoạt ngôi, xưng bá. Khổng Tử đã từng than rằng: Than ôi! Trời làm mất đạo ta! Vì mất Đạo nên vua không minh chính, cha chẳng nhân từ, con quên hiếu thuận, tôi mất đức trung. Tìm căn nguyên của đại loạn này, Khổng Tử cho rằng do .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.