Chùa sắc tứ là ngôi chùa được vua nhà Nguyễn ban sắc chỉ chấp nhận chính thức và có tên trong danh sách của Bộ Lễ. Thời nhà Nguyễn, chùa sắc tứ xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mời các bạn cùng tìm hiểu về ngôi chùa này qua bài viết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 – 2014 31 TẠ QUỐC KHÁNH* NHÀ NGUYỄN VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHÙA SẮC TỨ Tóm tắt: Chùa sắc tứ là ngôi chùa được vua nhà Nguyễn ban sắc chỉ chấp nhận chính thức và có tên trong danh sách của Bộ Lễ. Thời nhà Nguyễn, chùa sắc tứ xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ở giai đoạn đầu, chỉ chùa tổ đình, đại danh lam, quốc tự mới được liệt vào hàng sắc tứ. Về sau, việc ban sắc tứ cho các ngôi chùa có phần dễ dãi hơn. Tất cả những ngôi chùa này được triều đình nhà Nguyễn quản lý, sử dụng bằng nhiều quy định đôi khi rất chi tiết. Từ khóa: Chùa sắc tứ, chùa tổ đình, chùa làng, ban sắc tứ, nhà Nguyễn. 1. Nhà Nguyễn với vấn đề xây dựng và trùng tu chùa sắc tứ Năm 1802, Nguyễn Ánh giành được chính quyền từ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô. Bên cạnh những chính sách nhằm củng cố chính quyền, phát triển đất nước, nối tiếp truyền thống từ thời chúa Nguyễn, vua Gia Long (và các vị vua quan triều Nguyễn về sau) tùy mức độ khác nhau, đã có những đóng góp đáng kể trong việc dựng chùa, độ tăng, ban sắc tứ., góp phần đưa xứ Huế trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam1. Trong một chuyến tuần du Bắc Hà năm 1804, mặc dù vua Gia Long đã ban chỉ dụ: “Chùa quán có đổ nát mới được tu bổ còn làm chùa mới, tô tượng, đúc chuông, đàn chay, hội chùa hết thảy đều cấm”2, nhưng những hành động thực tế sau đó của vị vua đầu triều Nguyễn cho thấy, ông không phải là người quay lưng với Phật giáo. Bản thân vua Gia Long, vương phi và hoàng hậu trong triều đã bỏ tiền của sửa chữa rất nhiều chùa tháp, đặc biệt là những ngôi chùa quanh kinh đô Huế. Năm 1803, vua Gia Long cho tu sửa chùa Long Quang. Năm 1805, công chúa Nguyễn Ngọc Tú (Long Thành thái trưởng công chúa) công đức tiền bạc * TS., Viện Bảo tồn Di tích, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2014 32 tái thiết chùa Quốc Ân. Năm 1808, Hiếu Khang Hoàng thái hậu công đức tiền bạc sửa chữa chùa Báo Quốc, . Đặc biệt,