Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về ĐTXH với tư cách là quá trình bao gồm tổng thể các hình thức tương tác khác nhau giữa các chủ thể của hệ thống QHLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, trên cơ sở bảo đảm quyền có tiếng nói và phân phối hài hòa lợi ích của các bên. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN BÌNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI THOẠI XÃ HỘI TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2013 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đào Thị Hằng 2. PGS. Nguyễn Hữu Viện Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp họp tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia. Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối thoại xã hội (ĐTXH) trong quan hệ lao động (QHLĐ) là khái niệm đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trên thế giới, song mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, sau khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện nay, hệ thống QHLĐ có sự thay đổi căn bản về chất. Nhà nước không trực tiếp quy định và bảo đảm thực hiện mọi chế độ, quyền lợi của các bên QHLĐ. Vai trò của Nhà nước hiện nay chủ yếu là xây dựng thể chế, luật pháp; bảo đảm thực thi pháp luật thông qua hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra; cung cấp một số dịch vụ công; và làm trung gian hoà giải, trọng tài, xét xử để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trong QHLĐ, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên QHLĐ chủ yếu do chính các bên tự xác lập và thực hiện thông qua các cơ chế, công cụ của QHLĐ hiện đại trên cơ sở các tiêu chuẩn lao động tối thiểu. QHLĐ sẽ hài hòa, ổn định và phát triển nếu điểm cân bằng về phân chia lợi ích của các bên được xác lập thông qua thương lượng, thỏa thuận và các cơ chế, công cụ khác. Ngược lại, nếu không có các cơ chế, công cụ hợp lý, phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường nhằm điều hoà lợi ích giữa các bên, sẽ thường xuyên có nguy cơ mất cân bằng lợi ích trong QHLĐ. Nếu tình .