Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam xét từ tiếp cận cạnh tranh quốc tế

Biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, do tiềm năng kinh tế của nó, do có vị trí địa lý và địa chính trị rất quan trọng, nên nhiều nước Đông Á đã và đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông. Việt Nam đang ở trong cuộc đua tranh trong phát triển kinh tế biển Đông giữa các nước ven biển này - một cuộc đua tranh chiến lược. | Trọng điểm công tác trong đẩy mạnh xây dựng Khu kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây): (i) Đẩy mạnh xây dựng các tổ hợp cảng lớn ven biển, đẩy mạnh cải cách thể chế phát triển, xây dựng và quản lí các cảng khẩu, thúc đẩy tập hợp nguồn lực các cảng ven biển, quy hoạch thống nhất và xây dựng ba cảng lớn là Phòng Thành, Khâm Châu và Bắc Hải, đẩy mạnh bước sắp xếp lại các cảng khẩu, hình thành cơ chế kinh doanh nhất thể hoá vịnh Bắc Bộ, nâng cao năng lực cạnh tranh tổng hợp của cảng khẩu. (ii) Đẩy mạnh xây dựng dải đô thị Nam Ninh-Bắc Hải-Khâm Châu-Phòng Thành. Đồng thời, loại bỏ các trở ngại thị trường, thúc đẩy lưu động tự do các yếu tố sản xuất trên cơ sở cơ chế thị trường. Ra sức xây dựng Khu kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) trở thành các thành phố trung tâm lấy Nam Ninh, Bắc Hải, Khâm Châu, Phòng Thành làm trung tâm, lấy các huyện và trấn xoay quanh làm vệ tinh, phân công hợp lí, bổ sung chức năng cho nhau, phối hợp phát triển kinh tế-chính trị và văn hoá, hình thành dải đô thị có sức ảnh hưởng lớn ở phía Tây Nam Trung Quốc. (iii) Đẩy mạnh bố cục các ngành nghề lớn và xây dựng các hạng mục ngành nghề lớn. Đẩy mạnh xây dựng các ngành hoá dầu, ngành giấy, năng lượng, luyện kim và các ngành phụ trợ ven biển. (iv) Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
50    106    3    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.