Đề tài thử nghiệm mô hình đánh giá và can thiệp sớm cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai. Chuyên đề 1: Những vấn đề lý luận về tự kỷ, trẻ tự kỷ, nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ trình bày định nghĩa về tự kỷ và hệ thống những định nghĩa liên quan đến tự kỷ, nguyên nhân gây ra hội chứng tự kỷ và các cách phát hiện, chẩn đoán, đánh giá trẻ tự kỷ bằng các phương pháp y - sinh học và các phương pháp tâm lý - giáo dục. | Những nhầm lẫn thường gặp về chứng tự kỷ ở trẻ em Hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh có những phán đoán nhầm lẫn khi cho rằng con mình có khả năng bị mắc chứng tự kỷ. Bài viết sau VnDoc sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ, để phân biệt trẻ tự kỷ và những trẻ khác. Đừng nhầm lẫn trẻ bình thường và trẻ tự kỷ Có một số gia đình khi có con nhỏ khoảng 4 đến 5 tuổi vẫn chưa biết nói, nhưng phát triển thể trạng, vận động bình thường, vẫn có khả năng nhận biết và hiểu ngôn ngữ của người khác khi họ truyền đạt. Họ cho rằng con em mình bị chứng tự kỷ. Hay có gia đình lại lo ngại vì sự phát triển trí tuệ vượt bậc của trẻ nhỏ, khi thấy con mình mới 3,4 tuổi đã có thể đọc báo hoặc làm những phép tính mà đáng ra phải dành cho những trẻ lớn hơn khoảng 4,5 tuổi. Những lo lắng đó của các bậc phụ huynh không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng mà đánh đồng những biểu hiện, hành động đó là biểu hiện của những đứa trẻ bị bệnh tự kỷ. Thực tế, chứng tự kỷ khác với chậm nói, chậm phát triển. Trẻ chậm nói hoặc chậm phát triển tuy có một số biểu hiện giống trẻ tự kỷ như giao tiếp ngôn ngữ kém, VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí chậm đáp ứng yêu cầu người lớn. song các dạng vận động về thể chất và tinh thần hoàn toàn bình thường. Những trẻ như thế này vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, nhận ra và giao cảm tốt với người thân, tâm vận động như trẻ bình thường. Điểm phân biệt rõ nét nhất của trẻ tự kỷ là ngoài hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, trẻ còn hạn chế biểu hiện cảm xúc, đặc trưng nhất là tránh giao tiếp bằng mắt, ngay cả với người thân, không thích và né tránh chơi đùa với trẻ khác. Theo TS Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi TƯ), hiện nay càng ngày càng xuất hiện nhiều trẻ lên 2, lên 3 thậm chí lên 5 tuổi mà vẫn chưa biết nói. Trong số đó, 99% trẻ chậm nói mắc phải hội chứng tự kỷ, chỉ có 1% là chậm nói đơn thuần. Để phân biệt trẻ chậm nói tự kỷ và trẻ chậm nói đơn thuần các