Hỏi đáp pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

Tài liệu tập hợp những câu hỏi và trả lời về bình đẳng giới, luật bình đẳng giới, mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản của bình đẳng giới, các chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. | QUẬN TÂN BÌNH HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TÀI LIỆU HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1 Luật bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007; Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua ngày 21 thang 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008; Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành ngày 28 tháng 12 năm 2013. 2 Câu 1. Ý nghĩa cụm từ “bình đẳng giới” trong Luật Bình đẳng giới là gì? Trả lời: 1. Giới , chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. 2. Giới tính, chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. 3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. (Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới). Câu 2. Phạm vi điều chỉnh của Luật bình đẳng giới? Trả lời: Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. (Điều 1 Luật bình đẳng giới). Câu 3. Đối tượng áp dụng Luật Bình đẳng giới? Trả lời: 1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ 3 chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân). 2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam. (Điều 2 Luật bình đẳng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.