Nội dung bài viết "Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam" của tiến sĩ Phạm Xuân Thanh trình bày về vấn đề giáo dục đại học, khái niệm chất lượng giáo dục đại học, các mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới. | ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM TS Phạm Xuân Thanh, Trưởng Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, Bộ GD-ĐT Tel. 8683361 Mob. 0913090960 Email: pxthanh@ 1. Đặt vấn đề Giáo dục đại học được công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, ngày nay giáo dục đại học của Việt Nam, cũng như của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống, kể cả sự huy động nhân lực xuyên quốc gia. Trong hoàn cảnh đó, sự cạnh tranh thị trường lao động có trình độ cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Điều đó đòi hỏi những người tốt nghiệp đại học phải có những phẩm chất nhất định, mới có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động ngày càng sôi động. Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến quốc tế hoá, đại chúng hoá, cạnh tranh và hợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học. Ngược lại, các quá trình này cũng bị ảnh hưởng bởi sự tự do hoá thị trường giáo dục đại học thông qua sáng kiến về các hiệp định thương mại khu vực. Những xu thế này dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống giáo dục đại học ở các nước trong khu vực sao cho chúng có thể so sánh với nhau, công nhận và thừa nhận lẫn nhau. Điều này đòi hỏi Việt Nam và các nước trong khu vực phải phấn đấu đạt được những chuẩn mực chung về chất lượng GD ĐH. 2. Khái niệm chất lượng giáo dục đại học Những cuộc tranh cãi về “chất lượng giáo dục đại học” ở nhiều nước trên thế giới đã kéo dài hơn một thập kỷ nhưng vẫn chưa kết thúc. Nguyên nhân bắt nguồn từ nội hàm phức tạp của khái niệm “Chất lượng” với sự trừu tượng và tính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Chất lượng giáo dục đại học được định nghĩa rất khác nhau tuỳ theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: sinh viên, giảng viên, người sử dụng lao động, các tổ chức tài trợ và các cơ quan kiểm định (Burrows