Nội dung của bài viết trình bày về biến chứng loét tì đè ở các bệnh nhân bị bệnh nặng nằm lâu ngày và 1 trường hợp loét mông trên bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu động mạch tại Khoa Tạo hình ‐ Thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LOÉT MÔNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÃ PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH Cao Thị Thu Hằng*, Nguyễn Anh Tuấn*,Vũ Hữu Thịnh*, Đỗ Quang Khải*, Cái Hữu Ngọc Thảo Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Loét tì đè là một biến chứng nặng, hay gặp ở các bệnh nhân bị bệnh nặng nằm lâu ngày. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị và dự phòng loét do tì đè nhưng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu qủa. Các Phẫu thuật viên tạo hình đã nghiên cứu nhiều phương pháp để che phủ các vết loét như: vạt da ‐ cơ, vạt da ‐ cân, ghép da. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi Phẫu thuật viên. Mục tiêu: Tác giả trình bày 1 trường hợp loét mông trên bệnh nhân đã phẫu thuật bắc cầu động mạch tại Khoa Tạo hình ‐ Thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Đối tượng ‐ Phương pháp: Trình bày ca lâm sàng bệnh nhân bị loét mông sau phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ ‐ đùi 2 bên ở trên bệnh nhân tiểu đường type II, cao huyết áp, theo dõi nhồi máu cầu não (T) sau mổ, được phẫu thuật che phủ khuyết hổng bằng vạt da trượt V‐Y vùng đùi mông cùng bên. Kết luận: (1) Dự phòng và săn sóc cho những bệnh nhân có nguy cơ loét là việc làm cần thiết đầu tiên. Mặc dù có nhiều có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật điều trị loét bằng các vạt da, cơ nhưng không bao giờ được xem nhẹ các nguyên tắc dự phòng loét bằng việc phối hợp dinh dưỡng, thuốc men, vật lý liệu pháp, thay đổi tư .