Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Việt Nam văn hóa và du lịch", phần 2 trình bày các du lịch và văn hóa các tỉnh - thành phố của Việt Nam, lễ hội truyền thống của các vùng miền, di tích thắng cảnh lịch sử và thiên nhiên của các vùng miền trên khắp cả nước. nội dung chi tiết. | CÁC TỈNH & THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh trước gọi là Sài Gòn. Tên gọi Sài Gòn có từ thế kỷ XVII, trước đó nữa có tên Tân Bình huyện, Phiên Trấn dinh, Bến Nghé. Tuy là vùng đất mới, nhưng Sài Gòn nhanh chóng chiếm được vị trí khá quan trọng trên thương trường quốc tế, từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2-7-1976, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo nguyện vọng của đồng bào miền Nam. Bởi năm 1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó là Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), lên một chiếc tàu buôn La Toustreville, ra đi tìm đường cứu nước. Sài Gòn, mảnh đất lịch sử đã có trên 300 năm nay. Kể từ năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (Nguyễn Hữu Kính) vâng mệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lý. Thấy nơi đây “dân dư tứ vạn hộ”, đất khai mở “ngàn dặm”, ông bèn cho lập phủ Gia Định, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn dựng dinh Phiên Trấn. Từ đó phố thị Sài Gòn - Bến Nghé, phủ lỵ Gia Định ra đời và ngày càng phát triển nhanh chóng. Năm 1779, Phủ Gia Định gồm: dinh Phiên Trấn (Sài Gòn), dinh Trấn Biên (Biên Hoà), dinh Trường Đồn (Định Tường), dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang) và trấn Hà Tiên. Diện tích phủ Gia Định lúc bấy giờ gồm toàn Nam Bộ, rộng khoảng . Đến năm 1802, vua Gia Long đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, việc đặt trấn Gia Định là để cai quản 5 trấn: trấn Phiên An, trấn Biên Hoà, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long và trấn Hà Tiên. Năm 1836, vua Minh Mạng đổi ngũ trấn thành lục tỉnh. Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, phá thành Gia Định. Năm 1867, Pháp bỏ tên Gia Định và gọi là tỉnh Sài 566 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Gòn. Năm 1885, đổi hạt Sài Gòn thành hạt Gia Định, để phân biệt với thành phố Sài Gòn. Về tên gọi Sài Gòn, có nhiều giả thuyết khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, do vùng đất này xưa kia là một vùng rừng, chủ yếu là cây bông gòn. Chữ “Sài” ở đây được hiểu là rừng, là .