Nội dung bài viết là mức độ tiếp nhận văn hóa Trung Quốc (với tư cách là trung tâm) của Việt Nam và Nhật Bản không đồng nhất, song những nhân tố văn hóa Trung Quốc mang tính phổ quát khu vực (như tiếng Hán, chữ Hán, tư tưởng Nho giáo ) đã thực sự làm nên mẫu số văn hóa chung giữa hai quốc gia Việt - Nhật thời bấy giờ, tạo nên chất keo bền chặt gắn kết mối quan hệ giữa hai nước và có tác động lớn đến cả quan hệ ngoại giao Việt - Nhật hiện nay và trong tương lai. | Tác động của Trung Quốc đến quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVI-XIX Nguyễn Thị Mỹ Hạnh1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Email: myhanhvnh@ 1 Ngày nhận 1 tháng 3 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 4 năm 2017. Tóm tắt: Trong những thế kỷ XVI-XIX, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được thiết lập và phát triển trên nhiều phương diện khác nhau. Trong đó, nhân tố quan trọng tác động lớn đến sự phát triển của mối quan hệ hai nước thời kỳ này chính là vai trò “trung gian” của Trung Quốc. Trên hành trình đi sứ Trung Quốc trong những thế kỷ XVI-XIX, sứ thần hai nước Việt - Nhật đã có dịp gặp gỡ, trao đổi, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ bang giao. Ngoài ra, trong bối cảnh ấy, cũng chính thương nhân Trung Quốc là chất xúc tác làm sôi động thêm các hoạt động giao thương Việt - Nhật, đóng vai trò cầu nối trung gian để quan hệ kinh tế hai nước được diễn tiến liên tục, không bị đứt gãy, bất luận trải qua nhiều rào cản, trở lực. Dù mức độ tiếp nhận văn hóa Trung Quốc (với tư cách là trung tâm) của Việt Nam và Nhật Bản không đồng nhất, song những nhân tố văn hóa Trung Quốc mang tính phổ quát khu vực (như tiếng Hán, chữ Hán, tư tưởng Nho giáo ) đã thực sự làm nên mẫu số văn hóa chung giữa hai quốc gia Việt - Nhật thời bấy giờ, tạo nên chất keo bền chặt gắn kết mối quan hệ giữa hai nước và có tác động lớn đến cả quan hệ ngoại giao Việt - Nhật hiện nay và trong tương lai. Từ khóa: Quan hệ ngoại giao, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc. Abstract: From the 16th to the 19th centuries, the diplomatic relations between Vietnam and Japan were established and developed in various dimensions. The important factor that exerted impacts on the development of the relations during the period was China’s role as an “intermediary”. Paying diplomatic visits to Beijing during the years, Vietnamese and Japanese ambassadors and their missions had the opportunities to meet, exchange and tighten ties. Also, in the context, it was Chinese merchants who played the role