Ví dặm xứ Nghệ từ góc nhìn văn hóa học

Cũng như ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, ở Việt Nam, văn hóa dân gian luôn giữ một vài trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển văn hóa dân tộc, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Điều này có nguồn gốc trong cơ tầng văn hóa và cấu trúc xã hội của cư dân nông nghiệp lúa nước. | VÍ DẶM XỨ NGHỆ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC NGUYỄN VĂN HẠNH* Cũng như ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, ở Việt Nam, văn hóa dân gian luôn giữ một vài trò quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển văn hóa dân tộc, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Điều này có nguồn gốc trong cơ tầng văn hóa và cấu trúc xã hội của cư dân nông nghiệp lúa nước. Về điểm này, văn hóa Việt Nam có những khác biệt nhất định so với hai nền văn hóa lớn ở phương Đông là Ấn Độ và Trung Quốc. Không thể nào hiểu được văn hóa Việt Nam, hay hẹp hơn là văn hóa một vùng miền, nếu không bắt đầu từ văn hóa dân gian. Được nhìn nhận là một trong những khu vực văn hóa hình thành sớm, văn hóa xứ Nghệ có những nét đặc thù, mà trước hết là trong văn hóa dân gian. Với hàng nghìn năm hình thành và phát triển, cộng đồng cư dân xứ Nghệ đã kiến tạo nên một vùng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng trên cả hai lĩnh vực văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. Trong đó, ví dặm được xem là một “đặc sản”, một điểm nhấn đặc sắc, góp phần làm nên dấu ấn văn hóa xứ Nghệ trong đời sống văn hóa Việt Nam. * Xứ Nghệ là tên chung của vùng đất Hoan Châu (gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) có từ thời nhà hậu Lê, có chung một văn hóa - văn hóa Lam Hồng, với hai biểu tượng: núi Hồng, sông Lam. Văn hóa xứ Nghệ được hình thành bởi cộng đồng cư dân nông nghiệp sống trên một vùng rộng lớn, phía Bắc giáp Thanh Hoá, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây tựa lưng vào * Phó giáo sư, tiến sỹ, Khoa Ngữ văn, Đại học Vinh. dãy Trường Sơn, phía Đông nhìn ra biển. Từ xa xưa, dải đất này từng được xem là “địa linh, nhân kiệt”, “danh tiếng hơn cả Nam Châu” với sông dài, biển rộng, núi cao. Nhận xét về đất và người nơi đây, sử gia Phan Huy Chú viết: “Con người ở đây rất cần kiệm và hiếu học, vật sản thì quý báu và hiếm lạ, thần núi và thần biển đều linh dị, khí thiêng non sông kết thành nhiều bậc danh hiền”. Theo chiều dài lịch sử, vùng đất này đã trải qua nhiều thay đổi, cả về hình hài vóc dáng và tên gọi, như: Việt Thường, Hoan Châu, An .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.