Bài viết nêu lên một số điểm cần chú ý khi dịch văn bản chính luận Trung Việt. Ngoài các biện pháp, kĩ xảo thông thường như thêm bớt từ, tách gộp câu, còn cần chú ý các vấn đề như đối tượng trong bản dịch, đối tượng tiếp nhận bản dịch, vai dịch và đặc biệt là không nên lạm dụng từ Hán Việt. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 66-68 Dịch văn bản chính luận Trung Việt: Những điều cần lưu ý Nguyễn Thị Minh*, Nguyễn Thị Hồng Nhân Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 23 tháng 06 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 09 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 02 năm 2016 Tóm tắt: Dịch văn bản chính luận có những yêu cầu và phương pháp chung với các loại văn bản khác nhưng cũng có những đặc thù riêng. Bài viết nêu lên một số điểm cần chú ý khi dịch văn bản chính luận Trung Việt. Ngoài các biện pháp, kĩ xảo thông thường như thêm bớt từ, tách gộp câu, còn cần chú ý các vấn đề như đối tượng trong bản dịch, đối tượng tiếp nhận bản dịch, vai dịch và đặc biệt là không nên lạm dụng từ Hán Việt. Từ khóa: Văn bản chính luận, dịch thuật, phương pháp. 1. Đặt vấn đề * khá nhiều nhà nghiên cứu vận dụng khi đánh giá văn bản dịch. "Bản địa hóa" và “ngoại lai” còn có cách gọi khác gọi là “bản địa hóa” và “hướng ngoại”, “đồng hóa” và “dị biệt”, “phỏng dịch” và “bám sát nguyên tác”. Trong đó, bản địa hóa là chọn hướng dịch cốt sao cho dễ hiểu, để những độc giả bình dân cũng có thể đọc được. Dịch hướng ngoại là cố gắng bám sát nguyên tác, dùng các từ ngữ, hiện tượng, cách nói như trong bản gốc, với mong muốn hội nhập với thế giới. Trên cơ sở lí luận về “bản địa hóa” và “ngoại lai” trong dịch thuật, bài viết nêu lên một số điểm cần chú ý khi dịch văn bản chính luận Trung Việt hiện nay. Văn bản chính luận là loại văn bản thể hiện những chính kiến, bộc lộ những quan điểm chính trị, tư tưởng với những vấn đề xã hội nóng bỏng [1]. Văn bản chính luận thường đề cập tới những phương châm chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Dịch văn bản chính luận có những yêu cầu và phương pháp chung với các loại văn bản khác, nhưng cũng có những đặc thù riêng. Để dịch cũng như đánh giá một bản dịch, cần căn cứ vào những tiêu chuẩn trong dịch thuật. Nói đến tiêu chuẩn dịch,