Bài viết có nội dung bao gồm cách thức tổ chức chính quyền cơ sở qua các triều đại phong kiến Việt Nam và bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính quyền cơ sở ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn tham khảo! | CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƯƠNG QUỐC VIỆT* 1. Cách thức tổ chức chính quyền cơ sở qua các triều đại phong kiến Việt Nam Ngay từ thời Hùng Vương - An Dương Vương dựng nước, cấp đơn vị hành chính cơ sở là “kẻ”, “chạ”, “chiềng” do các già làng, trưởng bản đứng đầu. Các già làng, già bản được trao quyền cai quản cho con, cháu của mình theo hình thức gọi là “phụ đạo” giống như vua nhường ngôi cho con ở cấp trung ương. Bên cạnh đó, chính quyền trung ương chỉ quản lý các “kẻ”, “chạ”, “chiềng” dựa trên số thuế, số dân đinh mà cấp này phải nộp, phải đóng. Còn lại, mọi vấn đề khác của cộng đồng các “kẻ”, “chạ”, “chiềng”, thuộc toàn quyền quản lý của già làng, trưởng bản và sự thỏa thuận của dân làng theo “lệ làng”. Điều đó đã minh chứng một cách rõ nét nhất, Nhà nước ngay buổi đầu sơ khai đã biết dựa vào đặc trưng cố kết cộng đồng, cố kết dòng tộc, cố kết anh em, láng giềng để trao quyền tự quản cho đơn vị hành chính cơ sở.* Bước sang giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc, trải qua các cuộc cai trị của nhiều triều đại phong kiến phương Bắc với các chính sách nô dịch về chính trị, bóc lột về kinh tế, đồng hóa về văn hóa, nhưng sức sống của dân tộc, của văn hóa Việt vẫn trường tồn cùng núi sông đất Việt để mãi âm ỉ một cách bền bỉ chờ thời cơ phất cờ dựng nghĩa xây dựng nên quốc gia phong kiến độc lập. Sức sống mãnh liệt đó được nuôi dưỡng và rèn luyện trong cái nôi của đơn vị hành chính cơ sở: làng, xã, hương, tổng,. Bởi lẽ các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu (năm 207 * Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. TCN), nhà Hán (năm 110) cho đến nhà Đường (thế kỷ thứ VI) cho dù áp dụng nhiều thủ đoạn và chính sách cai trị khác nhau cũng chỉ can thiệp được tới cấp hành chính huyện trên địa bàn lãnh thổ cư dân người Việt. Đơn vị hành chính cơ sở của cư dân Việt từ thời Triệu Đà (năm 207 TCN) cho đến nhà Tùy (năm 589 - 617) vẫn là “kẻ”, “chạ”, “chiềng” và do các già làng, trưởng bản cai quản. Các thế lực phong kiến phương Bắc chưa thể tác động tới .