Bài viết trước của tác giả đã chỉ ra ưu điểm nổi trội của phương pháp giảng dạy tích cực so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Các phương pháp giảng dạy tích cực đóng vai trò quyết định trong việc đào tạo những lớp người có năng lực cao – những người có thể giải quyết một cách sáng tạo các vấnđề đặt ra trong thực tiễn hết sức đa dạng và luôn thay đổi. | Đào Tạo & Phát Triển Nguồn Nhân Lực TS. DƯƠNG TẤN DIỆP Tell me, I’ll forget. Show me, I may not remember. Involve me, I’ll understand (Native American Saying) Nói cho tôi (nghe), tôi sẽ quên. Chỉ cho tôi (xem), tôi có thể không nhớ. Lôi cuốn tôi (tham gia), tôi sẽ hiểu. B ài viết trước của tác giả [1] đã chỉ ra ưu điểm nổi trội của phương pháp giảng dạy tích cực so với phương pháp giảng dạy truyền thống. Các phương pháp giảng dạy tích cực đóng vai trò quyết định trong việc đào tạo những lớp người có năng lực cao – những người có thể giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề đặt ra trong thực tiễn hết sức đa dạng và luôn thay đổi. Vậy thì 76 phương pháp giảng dạy nào được xem là phương pháp tích cực? Và trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM (UEF) đã triển khai các phương pháp này như thế nào? Đó là những chủ đề mà bài viết này muốn giới thiệu cùng bạn đọc. Các phương pháp giảng dạy tích cực Thuyết giảng theo kiểu tích cực Thuyết giảng (lecture) là phương pháp chủ lực của lối giảng dạy truyền thống, nhưng thuyết giảng không phải là thứ bỏ đi trong phương pháp giảng dạy tích cực. Nếu chủ yếu thuyết giảng một chiều, nghĩa là đơn thuần truyền đạt kiến thức từ người dạy sang người học, thì đó là phương pháp giảng dạy thụ động. Nhưng nếu thuyết giảng theo lối tương tác, đặt vấn đề cho người học suy nghĩ và lôi cuốn người học cùng giải quyết vấn đề với giảng viên thì đó lại là phương pháp giảng dạy tích cực. Như vậy, nếu biết cách thuyết giảng thì vẫn đảm bảo tính tích cực và vẫn mang PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 3 (13) - Tháng 3-4/2012 lại kết quả tốt cho người học. Tuy nhiên, ngay cả những diễn giả tốt nhất và thú vị nhất cũng bắt đầu đánh mất sự chú ý của người nghe sau 15-20 phút. Nghiên cứu nổi tiếng của Hartley và Davies (1978) cho thấy: Sau khi kết thúc tiết giảng, sinh viên nhớ lại được khoảng 70% nội dung trình bày trong 10 phút đầu tiên và 20% nội dung trong 10 phút cuối. Nghiên cứu của Jensen (1998) cũng đi đến kết luận: Sự chú ý cao độ đối với nguồn .