Giá trị giáo dục và bài học quản lí từ thuyết tính ác của Tuân Tử

Về giáo dục, Tuân Tử đề cao vai trò của Lễ nghĩa như là nội dung, phương tiện và mục đích hướng tới của quá trình giáo dục trong việc khắc chế bản năng con người. Về quản lí, Tuân Tử khẳng định biện pháp nêu gương và thưởng phạt công minh của người lãnh đạo là những nhân tố quyết định hiệu quả của công tác quản lí con người. | GIÁ TRỊ GIÁO DỤC VÀ BÀI HỌC QUẢN LÍ TỪ THUYẾT TÍNH ÁC CỦA TUÂN TỬ VÕ THỊ NGỌC THÚY Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Tính ác là một quan niệm phản truyền thống về tính người của Tuân Tử, một Nho gia Tiên Tần. Nảy nở trong không khí chiến tranh khốc liệt thời Chiến Quốc, thuyết Tính ác đặt con người trước yêu cầu nhìn nhận lại nguồn gốc của tranh chấp và rối loạn xã hội nằm ngay trong bản tính hiếu lợi, tham dục của từng cá nhân. Xuất phát từ quan niệm tính người là ác, Tuân Tử đã đề xuất nhiều lí luận về giáo dục và quản lí con người. Về giáo dục, Tuân Tử đề cao vai trò của Lễ nghĩa như là nội dung, phương tiện và mục đích hướng tới của quá trình giáo dục trong việc khắc chế bản năng con người. Về quản lí, Tuân Tử khẳng định biện pháp nêu gương và thưởng phạt công minh của người lãnh đạo là những nhân tố quyết định hiệu quả của công tác quản lí con người. Từ khóa: Tuân Tử, tính ác, giáo dục 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tuân Tử là một triết gia với những tư tưởng phong phú và đặc sắc của triết học Trung Hoa thời Chiến Quốc. Nổi bật trong học thuyết của Tuân Tử là thuyết tính ác. Khi bàn về tính người, Tuân Tử đã vượt qua cái bóng của những người thầy của mình để khẳng định rằng bản tính con người ta là ác. Đây là quan điểm trung tâm chi phối các tư tưởng khác của ông về tâm lí, chính trị, xã hội. Trong khi thầy Mạnh Tử cho rằng “nhân chi sơ tính bản thiện”, Tuân Tử lại phủ quyết nhận định đó: “nhân chi tính ác, kì thiện giả, ngụy giả” (tính con người ta là ác, cái thiện là giả ngụy). Tuân Tử phân biệt hai đặc tính của con người là đặc tính tự nhiên và đặc tính xã hội, trong đó, ông nhấn mạnh đến đặc tính tự nhiên như là điểm xuất phát chung của tất cả mọi người. Tất cả chúng ta giống nhau ở bản chất ác, tham dục, hiếu lợi. Từ điểm xuất phát giống nhau đó, ai có thể trở thành thánh nhân, thiện nhân hay cao nhân là tùy thuộc công phu tu dưỡng, học tập, rèn luyện của mỗi người. Khẳng định bản tính ác của con người là đương nhiên, Tuân Tử mượn đó làm bàn đạp để đề cao vai

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    15    4    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.