Bài viết Chức năng biểu thị ý nghĩa tình thái của câu qua một nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt trình bày: Sự khác nhau giữa động từ biểu thị hoạt động tinh thần và động từ biểu thị hoạt động vật lí không chỉ ở chỗ: Một bên biểu thị những trạng thái tinh thần (biết, hiểu ), những hành động tinh thần trừu tượng (nghi, tin ), những quá trình tinh thần (nhận ra, nhận thấy, ) và một bên biểu thị những trạng thái vật lí,. . | CHỨC NĂNG BIỂU THỊ Ý NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU QUA MỘT NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ THU HÀ Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tóm tắt: Sự khác nhau giữa động từ biểu thị hoạt động tinh thần và động từ biểu thị hoạt động vật lí không chỉ ở chỗ: một bên biểu thị những trạng thái tinh thần (biết, hiểu ), những hành động tinh thần trừu tượng (nghi, tin ), những quá trình tinh thần (nhận ra, nhận thấy, ) và một bên biểu thị những trạng thái vật lí (ngủ, đau ), những hành động vật lí (đánh, chạy ), những quá trình vật lí (ngã, nhỏ (giọt) ) mà còn ở chỗ, trong một số trường hợp, động từ chỉ hoạt động tinh thần có khả năng làm nên bộ phận tình thái của câu. Lúc này nó được gọi là động từ thái độ mệnh đề (intentional verbs). Bài viết này sẽ miêu tả và phân tích một nhóm động từ thái độ mệnh đề trong tiếng Việt vốn bắt nguồn từ những động từ nhận thức như là Tôi nghĩ (là/rằng), Tôi tin (là/rằng), Tôi cho là/rằng, Ai biết. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề này đã được . Urmson nghiên cứu. Năm 1970, ông khảo sát một số nhóm động từ tiếng Anh có đặc trưng tương tự như know (biết rằng), believe (tin rằng), regret (tiếc rằng). và ông gọi chúng là parenthetical verb (chúng tôi tạm dịch là “động từ chêm xen” hoặc “động từ trong ngoặc” (theo cách dịch của Hoàng Phê)). Ở Việt Nam, Hoàng Phê, được xem là người đầu tiên nghiên cứu những đơn vị này, đồng thời ông khẳng định thêm: “Thật ra, cấu trúc có chứa “động từ trong ngoặc” chính là một toán tử logic - tình thái. Với tư cách một toán tử, nó là một thể hoàn chỉnh, hoạt động như là một khối có sẵn. Nghĩ, trong toán tử logic - tình thái Tôi nghĩ rằng không còn cái nghĩa từ vựng bình thường của nó. Nó là một loại đơn vị đặc biệt của ngôn ngữ” [2, tr. 141]. Trong công trình Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp chức năng (1991), GS Cao Xuân Hạo cũng đã khai thác vấn đề này trong cấu trúc cú pháp của câu và xem chúng là phần đề tình thái. Nguyễn Ngọc Trâm (2002) khảo sát một nhóm các động từ tâm lí - tình .