Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906- 1964) đã tạo ra được nhân vật người hùng được một thời chấp nhận và say mê. Tiểu thuyết Sau phút sinh ly được nhà xuất bản Tân Dân in lần đầu vào năm 1942. Lê Văn Trương đã làm mới những vấn đề tưởng chừng đã cũ bằng cách thổi vào đó một luồng sinh khí mới và để nhân vật của mình thể hiện một cách sinh động triết lý “Người hùng” qua từng trang truyện. Trong tác phẩm, cái ranh giới mong manh giữa tình yêu cao thượng và dục vọng thấp hèn, giữa hi sinh và ích kỉ, giữa thủy chung và phản bội đã được tác giả thể hiện khá linh diệu. Con người, để giữ được đạo lý, nhiều khi đã phải đấu tranh quyết liệt và hi sinh hết sức đau đớn. | Lê Thị Ngân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 3 - 8 ĐỌC TIỂU THUYẾT SAU PHÚT SINH LY CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG, NGHĨ VỀ RANH GIỚI MONG MANH GIỮA THỦY CHUNG VÀ PHẢN BỘI Lê Thị Ngân* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tiểu thuyết gia Lê Văn Trương (1906- 1964) đã tạo ra được nhân vật người hùng được một thời chấp nhận và say mê. Tiểu thuyết Sau phút sinh ly được nhà xuất bản Tân Dân in lần đầu vào năm 1942. Lê Văn Trương đã làm mới những vấn đề tưởng chừng đã cũ bằng cách thổi vào đó một luồng sinh khí mới và để nhân vật của mình thể hiện một cách sinh động triết lý “Người hùng” qua từng trang truyện. Trong tác phẩm, cái ranh giới mong manh giữa tình yêu cao thượng và dục vọng thấp hèn, giữa hi sinh và ích kỉ, giữa thủy chung và phản bội đã được tác giả thể hiện khá linh diệu. Con người, để giữ được đạo lý, nhiều khi đã phải đấu tranh quyết liệt và hi sinh hết sức đau đớn. Từ khóa: Lê Văn Trương, người hùng, tình yêu, đạo lý, thủy chung, phản bội Sau thời gian tiếp biến và chuyển mình, đến những năm 30 của thế kỉ XX, đời sống văn học Việt Nam thật sự chuyển sang đường ray của một nền văn học Việt Nam hiện đại. Sự tiếp xúc với văn học Pháp nói riêng và văn học phương Tây nói chung đã làm cho sinh hoạt văn học tiền chiến trở nên sôi nổi. Làn sóng văn minh Âu hóa lúc đó như sự đáp ứng đầy thách thức trước cơn chuyển dạ của văn học Việt Nam trong buổi giao thời. Một phong trào sáng tác rộng lớn trên tất cả mọi thể loại, và với sự kết tinh các thành tựu trong không ít tác giả - tác phẩm tiêu biểu. Các văn sĩ châu tuần quanh các tòa báo, các nhà xuất bản, kiếm sống bằng ngòi bút và được xã hội công nhận. Họ là Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Lê Văn Trương, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Trần Huyền Trân, Vũ Trọng Phụng, Thâm Tâm, Nam Cao, Tô Hoài, Thanh Châu (Danh sách này còn có thể kéo dài hơn nữa). Trong đó, Lê Văn Trương là nhà văn ăn khách hơn cả. Với sức viết đặc biệt của mình (hơn 200 cuốn tiểu thuyết cho cuộc đời sáng tác, ông đã tạo ra được một kiểu .