Từ tiếp cận tổng thể thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tàng của một người đang tham gia quản lý nhà nước về hoạt động bảo tàng, trên cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực bảo tàng, tác giả tập trung đề xuất/gợi mở một số giải pháp hướng đến việc đổi mới quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực bảo tàng, với sự hình thành những chuyên gia, những cán bộ chuyên môn có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống bảo tàng Việt Nam. | S 4 (57) - 2016 - L› lu n chung PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BẢO TÀNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THS. PH M NH PHONG* TÓM TẮT Từ tiếp cận tổng thể thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tàng của một người đang tham gia quản lý nhà nước về hoạt động bảo tàng, trên cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực bảo tàng, tác giả tập trung đề xuất/gợi mở một số giải pháp hướng đến việc đổi mới quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực bảo tàng, với sự hình thành những chuyên gia, những cán bộ chuyên môn có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống bảo tàng Việt Nam. Từ khóa: nguồn nhân lực bảo tàng; lĩnh vực bảo tàng; hoạt động bảo tàng; đề xuất. ABSTRACT From the holistic approach of the real situation of human resource in museum management of a man in this field, on the basis of suggestions and solutions oriented to improve the quality, efficiency of the training, fostering and using museum’s human resources, the author focuses to suggest/ propose a number of measures aimed at building process of innovation and development of human resources in the museum, with the intention to establish museum’s experts, the quality professional staff, to meet the development needs of Vietnam museum system. Key words: Museum’s human resource, Museum; Museum activities; Proposal. 1. Theo cách hiểu chung nhất, nhân lực là nguồn lực con người, với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, đang tham gia lao động, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Theo đó, có thể nhận thấy, nguồn nhân lực ngành Di sản văn hóa hiện nay, trong đó có nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tàng, chính là đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động tại các tổ chức và thiết chế văn hóa đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hóa dân tộc (các bảo tàng, ban/trung tâm quản lý