Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội - Lê Minh Tiến

Bài viết này có hai mục tiêu chính là giải thích vì sao có sự không nhất quán trong các định nghĩa về vốn xã hội để thấy rằng sự không nhất quán ấy không phải là một rào cản trong việc hiểu và nghiên cứu về vốn xã hội. Đồng thời bài viết cũng trình bày những cách thức đo lường định lượng vốn xã hội của các nhà nghiên cứu Phương Tây thông qua các nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OCDE), Australia và hai nhà nghiên cứu thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) như một tham khảo cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề này. | Tạp chí Khoa học X hội, số 3/2007, tr. 72-77 VỐN XÃ HỘI VÀ ĐO LƯỜNG VỐN XÃ HỘI Lê Minh Tiến* 1. Quan niệm về vốn xã hội Thời gian gần đây trong sinh hoạt khoa học tại nước ta đã có một cuộc hội thảo1, nhiều bài viết trên các tờ báo, tạp chí trong nước bàn về khái niệm "vốn xã hội" (Social capital/Le capital social)2, một chủ đề nổi lên ở Mỹ vào những năm 1990 và đã được bàn luận khá rộng rãi và sâu sắc tại các nước phương Tây cách đây vài năm3. Có một điểm chung trong các cuộc bàn luận tại nước ta cũng như ở các nước phương Tây đó là dù các tác giả đến từ nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế học, luật học hay xã hội học, nhưng gần như mọi người đều thống nhất với kết luận chung rằng vốn xã hội một khái niệm rộng và không nhất quán, từ những tác giả như Jane Jacobs, Pierre Bourdieu, James Coleman cho đến Robert Putnam, Francis Fukuyama và Hernando de Soto cũng đều có những quan niệm không giống nhau về khái niệm này. Thậm chí có nhà nghiên cứu còn đi xa hơn khi cho rằng vốn xã hội là một khái niệm chưa được "khái niệm hóa" đầy đủ, và do đó chưa trở thành một khái niệm khoa học thực thụ (Trần Hữu Quang, 2006, tr. 74). Tuy nhiên theo chúng tôi, sự thiếu nhất quán trong quan niệm về vốn xã hội không phải là một nan đề và là điều hoàn toàn dễ hiểu trong nghiên cứu bởi vì ít nhất cho đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới đều đồng ý rằng khái niệm vốn xã hội là một trong những khái niệm có thể được hiểu ở cả ba cấp độ trong nghiên cứu đó là cấp độ vi mô (micro level), cấp độ trung mô (meso level) và cấp độ vĩ mô (macro level). Ở từng cấp độ nghiên cứu sẽ có quan niệm khác nhau nên tất sẽ dễ dẫn đến suy nghĩ rằng đây là một khái niệm không tường minh, nhưng sự thực chắc không phải như vậy. Bàn sơ lược quan niệm về vốn xã hội ở ba cấp độ này để thấy sự không nhất quán của khái niệm vốn xã hội là điều có thể hiểu được. - Trước hết là ở cấp độ vi mô, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào khía cạnh hành động tập thể (l'action collective) của vốn xã hội dựa trên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.