Các mô hình canh tác ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng giồng cát ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết tổng kết các điều tra thực địa, trao đổi với các nhóm sinh kế khác nhau, ghi nhận và đánh giá khả năng thích ứng của các mô hình canh tác nông lâm ngư của các cộng đồng cấp xã ở địa phương, có thể ứng phó hợp lý với các tác động biến đổi khí hậu. Bài viết cũng đề xuất những cải tiến về chính sách tạo nên động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài cho khu vực. | CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VÙNG ĐẤT GIỒNG CÁT VEN BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Anh Tuấn1 – Hoàng Thị Thuỷ2 - Võ Văn Ngoan3 TÓM TẮT Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng ha đất giồng cát ven biển. Đó là những dải đất hẹp phân bố song song với bờ biển, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có cửa sông như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Vùng đất giồng cát có thành phần cơ giới nhẹ, đặc điểm thổ nhưỡng chính là nhóm đất thịt pha cát, hơi bị phèn, độ phì tự nhiên thấp, dễ thoát nước và thường bị khô hạn ở tầng đất mặt. Tuy vậy, vùng đất giồng là nơi có mật độ dân cư tương đối cao, tồn tại nhiều hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khá đa dạng. Đây là khu vực cung cấp chủ lực các loại rau màu, chăn nuôi gia súc- gia cầm, trồng cây lâm nghiệp, dịch vụ nông ngư nghiệp, chế biến nông hải sản và một số nguồn nuôi trồng thuỷ sản cho các vùng ven biển lân cận. Trong khoảng thập niên vừa qua, vùng giồng cát ven biển chịu một số tác động bất lợi do thời tiết không thuận lợi như nhiệt độ gia tăng, mưa bất thường, lốc xoáy, sạt lở và xâm nhập mặn. Xu thế biến đổi khí hậu bất lợi tạo nên nhiều rủi ro tiềm tàng cho sinh kế và đời sống của người dân. Nghiên cứu này tổng kết các điều tra thực địa, trao đổi với các nhóm sinh kế khác nhau, ghi nhận và đánh giá khả năng thích ứng của các mô hình canh tác nông lâm ngư của các cộng đồng cấp xã ở địa phương, có thể ứng phó hợp lý với các tác động biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cũng đề xuất những cải tiến về chính sách tạo nên động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài cho khu vực. Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Đồng bằng Sông Cửu Long; Giồng cát ven biển; Mô hình canh tác; Ứng phó hợp lý. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi chảy ra Biển Đông. Vùng ĐBSCL có 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó khoảng 3,8 triệu ha là đất sử dụng cho nông - lâm - ngư nghiệp. Đây là vùng canh tác nông nghiệp và thuỷ sản lớn nhất .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
84    192    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.