Gần 150 năm đã trôi qua từ khi tờ báo Việt ngữ đầu tiên, Gia Định báo, ra đời tại Sài Gòn. Trong khoảng thời gian ấy, từ tờ báo đầu tiên - một tờ công báo của chính quyền Pháp trên vùng đất Nam Kỳ thuộc địa, báo chí Việt Nam đã trưởng thành vượt bực với hơn 700 đơn vị báo chí đủ các loại hình và là tiếng nói của hơn 90 triệu người dân nước Việt Nam độc lập. Đấy cũng là khoảng thời gian hết sức quan trọng trong sự phát triển của chữ Quốc ngữ Latin, và nó đã trở thành một hệ thống văn tự mang tính quốc gia, phương tiện chuyển tải các phong cách chức năng ngôn ngữ hết sức phong phú và đa dạng của tiếng Việt, trong đó có phong cách ngôn ngữ thông tấn - báo chí. Trong gần 1,5 thế kỷ đó, tiếng Việt và phong cách ngôn ngữ thông tấn - báo chí tiếng Việt đã thay đổi như thế nào, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT TỪ GIA ĐỊNH BÁO ĐẾN BÁO TRỰC TUYẾN1 Lê Khắc Cường 1. Gần 150 năm đã trôi qua từ khi tờ báo Việt ngữ đầu tiên, Gia Định báo, ra đời tại Sài Gòn. Trong khoảng thời gian ấy, từ tờ báo đầu tiên - một tờ công báo của chính quyền Pháp trên vùng đất Nam Kỳ thuộc địa, báo chí Việt Nam đã trưởng thành vượt bực với hơn 700 đơn vị báo chí đủ các loại hình và là tiếng nói của hơn 90 triệu người dân của một nước Việt Nam độc lập. Đấy cũng là khoảng thời gian hết sức quan trọng trong sự phát triển của chữ Quốc ngữ Latin. Từ một hệ thống chữ viết được các nhà truyền giáo phương Tây đặt ra nhằm mục đích truyền giáo và để người Việt Nam có thể học được tiếng Latin và Bồ Đào Nha như Alexandre de Rhodes đã nói rõ trong phần đầu cuốn Từ điển Việt – Bồ – La (Dictionarium annamiticum lusitanum, et latinum, 1651), chữ Quốc ngữ đã trở thành một hệ thống văn tự mang tính quốc gia, phương tiện chuyển tải các phong cách chức năng ngôn ngữ hết sức phong phú và đa dạng của tiếng Việt, trong đó có phong cách ngôn ngữ thông tấn - báo chí. Trong gần 1,5 thế kỷ đó, tiếng Việt và phong cách ngôn ngữ thông tấn - báo chí tiếng Việt đã thay đổi như thế nào để thích ứng với sự phát triển của xã hội Việt Nam, và để thực hiện sứ mệnh truyền thông? 2. Cho đến thời nhà Nguyễn, ở Việt Nam chưa có báo. Các vua nhà Nguyễn, từ Minh Mạng trở đi, đã lệnh cho các tàu buôn khi sang Hong Kong phải mua báo tiếng Anh, tiếng Pháp mang về và nhờ các nhà truyền giáo phương Tây dịch cho nghe. Hậu bán thế kỷ XIX, trong hoàn cảnh quốc phá gia vong, báo chí Việt Nam ra đời và gắn chặt với những diễn biến của lịch sử nước nhà. Năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Hai năm sau, ngày 29-9-1861, tờ Le Bulletin Officiel de l’Expédition de la Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo) ra đời. Tờ báo tiếng Pháp này được bọn thực dân xem là phương tiện để truyền đạt những luật lệ của “mẫu quốc” đến người dân Sài Gòn – Gia Định. Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và cũng trong năm này, tờ báo thứ