Bài viết nghiên cứu tình trạng sốc phản vệ ở Việt Nam được tiến hành với mục tiêu: đánh giá tình trạng sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai từ năm 2009 đến năm 2013. | TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TÌNH TRẠNG SỐC PHẢN VỆ Ở BỆNH VIỆN BẠCH MAI Nguyễn Văn Đoàn, Nguyễn Thị Thùy Ninh Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình sốc phản vệ ở bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013. Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện trên 275 bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2013. Kết quả cho thấy trong nhóm nghiên cứu nam và nữ lần lượt chiếm 46,2% và 53,8%. Tỷ lệ sốc phản vệ trong 5 năm lần lượt là 0,056%, 0,06%, 0,061%, 0,069%, 0,07%. Biểu hiện ở da và niêm mạc hay gặp nhất (96,1%), tim mạch (95%), hô hấp (80,1%), tiêu hóa (35,6%). 5 trường hợp tử vong trong nghiên cứu. Tỷ lệ sử dụng epinephrine là 65,2%. Tỷ lệ sốc phản vệ có xu hướng gia tăng theo năm. Nguyên nhân gây sốc phản vệ hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng. Từ khóa: sốc phản vệ, bệnh viện Bạch Mai I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Những năm gần đây, vấn đề sốc phản vệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn và người ta cũng nhận thấy tỷ lệ sốc phản vệ ngày càng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng. Tỷ lệ sốc phản vệ thay đổi theo từng nghiên cứu [1]. Theo nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008 tại Hoa Kỳ, tỷ lệ sốc phản vệ là 49,8/ người/năm [1; 2], một nghiên cứu khác ở Anh tỷ lệ này là 7,9/ người/năm [2 - 5]. Tỷ lệ sốc phản vệ khác nhau giữa các nhóm nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng. Thức ăn là nguyên nhân sốc phản vệ hay gặp ở trẻ Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Đoàn, Bộ môn Dị ứng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: Ngày nhận: 13/8/2015 Ngày được chấp thuận: 25/12/2015 24 em còn thuốc và nọc côn trùng thường gặp ở người lớn. Có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ nặng và tỷ .