Nội dung bài viết trình bày huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ngày càng được phát hiện nhiều, biến chứng nặng là tử vong do thuyên tắc phổi. Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán sớm, đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị, phòng ngừa thuyên tắc tĩnh mạch sâu. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Hồ Khánh Đức*, Nguyễn Ngọc Bình , Trần Công Quyền TÓM TẮT Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch sâu (HK-TMS) chi dưới ngày càng được phát hiện nhiều. Biến chứng nặng là tử vong do thuyên tắc phổi. Di chứng suy TM sâu hậu huyết khối gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lâm sàng. Ngoài ra cần biết các yếu tố nguy cơ để có phương pháp phòng ngừa thích hợp. Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán sớm. Đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị, phòng ngừa thuyên tắc tĩnh mạch sâu. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu các trường hợp HK-TMS điều trị tại BV Bình Dân từ 1/2008 đến 6/2009. Kết quả: Từ 1/2008 đến 6/2009, tại khoa Lồng ngực-Mạch máu Bv Bình Dân đã tiếp nhận và điều trị 95 TH HK-TMS. Đa số các bệnh nhân có độ tuổi > 40 (81%), nữ nhiều hơn nam (1,1lần). Các yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp là nghề nghiệp đòi hỏi đứng lâu (23%), suy TM sâu (17%), ung thư (13,3%) trong đó có 2 TH phát hiện ung thư sau tắc TM sâu, hậu sản (2,85%), tai biến mạch máu não (3%), bệnh hệ thống (3%), nhiễm trùng (3%), rối loạn yếu tố đông máu (7%) Các triệu chứng lâm sàng chính giúp chẩn đoán: phù cứng ấn không lõm (>90%); đau chân, đau cách hồi, tê chân (>90%); tăng nhiệt độ chân bệnh (>90%), dãn các tĩnh mạch nông. Siêu âm Doppler màu dễ thực hiện và cho độ chính xác cao với hình ảnh dãn tĩnh mạch sâu, không đè xẹp bằng đầu dò, 100% test D-dimer (+). Điều trị nội khoa với heparine trọng lượng phân tử thấp, băng ép chân kết hợp với kháng vitamine K cho kết quả tốt. Phòng ngừa tái phát với kháng vit K 3-6 tháng. Theo dõi trung bình 6 tháng, tỉ lệ tái phát 12%, không có ca tử vong do thuyên tắc phổi, suy TM sâu hậu huyết khối 10%. Kết luận: HKTMS ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tỉ lệ bệnh được phát hiện sớm ngày .