Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của thủ thuật thông lệ đạo có kết hợp nội soi mũi trong điều trị bệnh lý tắc lệ đạo bẩm sinh. Nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2011-8/2012. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỦ THUẬT THÔNG LỆ ĐẠO KẾT HỢP NỘI SOI MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC LỆ ĐẠO BẨM SINH Nguyễn Thành Danh*, Nguyễn Công Kiệt* TÓM TẮT Mục đích: Đánh giá hiệu quả của thủ thuật thông lệ đạo có kết hợp nội soi mũi trong điều trị bệnh lý tắc lệ đạo bẩm sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng, tiến hành tại bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ 8/2011 – 8/2012. 31 mắt của 23 bệnh nhi bị tắc lệ đạo bẩm sinh từ trên 6 tháng tuổi được điều trị bằng phương pháp thông lệ đạo có kết hợp nội soi mũi dưới gây mê toàn thân. Theo dõi và đánh giá kết quả sau 6 tháng. Kết quả: 23 bệnh nhi (12 nam và 11 nữ) từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi. 8 trẻ bị tắc đạo bẩm sinh hai mắt. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 16,6 ± 13,5 tháng tuổi. 21/31 mắt đã tiến hành thông lệ đạo trước đó. Tỷ lệ thành công chung của thông lệ đạo kết hợp nội soi mũi là 90,3% (28/31 mắt) tại thời điểm 6 tháng sau thủ thuật. Tỷ lệ thành công phụ thuộc vào nguyên nhân tắc nghẽn và tỷ lệ nghịch với số lần thông lệ đạo trước đó. 4/31 mắt (12,9%) xuất hiện biến chứng chảy máu trong lúc tiến hành thủ thuật. 5/31 mắt (16,1%) xảy ra tình trạng thông sai đường. Tất cả các trường hợp thông sai đường đều được nội soi mũi phát hiện và hướng dẫn thông đúng đường. Kết luận: Phương pháp thông lệ đạo có kết hợp nội soi mũi cho tỷ lệ thành công cao, giúp phát hiện nguyên nhân gây tắc nghẽn và hạn chế biến chứng thông sai đường. Từ khóa: Tắc lệ đạo bẩm sinh, thông lệ đạo, nội soi mũi. ABSTRACT RESULTS OF ENDOSCOPIC ASSISTED PROBING FOR CONGENITAL NASOLACRIMAL DUCT OBSTRUCTION Nguyen Thanh Danh, Nguyen Cong Kiet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 213 - 220 Purpose: to evaluate the results of lacrimal probing with the use of nasal endoscopy for congenital nasolacrimal duct obstruction. Subject and Methods: In a prospective study, at the Children Hospital , .