Báo cáo trình bày các nội dung chính về điều kiện tự nhiên, xã hội và thực trạng sử dụng và chất lượng đất đai, tiềm năng đất đai, cơ hội và thách thức công tác quản lý, sử dụng đất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quan điểm, định hướng quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất phát huy lợi thế, tiềm năng đất đai với mục tiêu tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. | V20170924 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THAM LUẬN ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG Cần Thơ, tháng 9 năm 2017 Bố cục Báo cáo: Đặt vấn đề I. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội và thực trạng sử dụng và chất lượng đất đai II. Tiềm năng đất đai, cơ hội và thách thức công tác quản lý, sử dụng đất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long III. Quan điểm, định hướng quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững IV. Kiến nghị và đề xuất V. Kết luận 1 BÁO CÁO THAM LUẬN Định hướng quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững Đất đai luôn luôn là vấn đề to lớn, hệ trọng của quốc gia, dân tộc liên quan và gắn kết trực tiếp đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; là địa bàn phân bố dân cư, lao động, phát triển đô thị, nông thôn, làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, Khi chúng ta xây dựng chủ trương chuyển đổi mô hình kinh tế phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long không thể không tính toán đến việc quản lý và quy hoạch sử dụng đất của Vùng. Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên của các vấn đề để tính toán, để quy hoạch cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau), có tổng diện tích tự nhiên 4,08 triệu ha, với dân số trên 17 triệu người; ÐBSCL là vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, ÐBSCL có nhiều lợi thế để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối của Châu thổ sông MeKong, vừa giáp biển Đông, .